Làng văn hóa quốc phòng Cạn 1, xã Xuân Phong tiếp tục duy trì hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh trật tự.
(HBĐT) - Trước năm 2011, xóm vùng sâu Cạn I, xã Xuân Phong (Cao Phong) có tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 63%, bình quân thu nhập chỉ đạt 8 triệu đồng/người/năm. Được chọn triển khai mô hình làng văn hóa quốc phòng, xóm đã đoàn kết, chung tay xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bản làng no ấm, yên vui, giữ vệ sinh môi trường, đẩy lùi dịch bệnh.
Để tổ chức thực hiện mô hình hiệu quả, Ban CHQS xã được giao chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xóm Cạn 1, chi bộ xóm ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xác định đây là mô hình điểm có nội dung phong phú, thiết thực. Chi bộ Đảng, trưởng thôn là người chủ trì phối hợp với tổ dân vận, ban công tác mặt trận, các đoàn thể trong tuyên truyền, vận động, trong đó, lực lượng dân quân làm nòng cốt, nhân dân tham gia. Đồng chí Bùi Thị Thơm, Bí thư chi bộ xóm cho biết: Với vai trò chủ thể hưởng lợi từ đề án có sự hỗ trợ, trên cơ sở dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, bà con trong xóm đã lựa chọn những vấn đề bức xúc thường ngày, ưu tiên thực hiện trước như giao thông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xóa đói - giảm nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục. Xóm đã cắm mốc, phát quang ranh giới toàn bộ trục chính trong xóm với chiều dài 2,2 km, rộng 6 m, cứng hóa 1,2 km, trong đó, nhân dân đóng góp 1.500 ngày công, trị giá 150 triệu đồng và 12 triệu đồng tiền mặt. Trong phong trào làm đường giao thông có 30 hộ tham gia hiến đất với tổng diện tích 4.800 m2. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóm đã thành lập nhóm nòng cốt, bước đầu có 13 thành viên nay đã tăng lên 34 thành viên với mục đích là hỗ trợ cho thành viên nghèo của nhóm, hộ nghèo trong xóm kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, cơ cấu mùa, vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác vệ sinh môi trường. Hiện quỹ nhóm có 25 triệu đồng đã hỗ trợ chăn nuôi 10 con lợn, trồng 0,6 ha mía trong 2 năm. Nhóm trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc có 12 hộ tham gia đã trồng được 25 ha vốn tự có, mô hình chăn nuôi lợn từ 1 hộ đã tăng 30 hộ.
Kết quả của các nhóm hộ trong mô hình đã có sức lan toả ra toàn xóm, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân nỗ lực vươn lên ổn định đời sống. Hiện xóm đã phá thế độc canh lúa nước chuyển sang phát triển sản xuất đa dạng hơn như trồng mía, cây ăn quả, công nghiệp, thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống bằng áp dụng khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi, điển hình là năng suất lúa tăng rõ rệt từ 40 tạ/ha/vụ (năm 2010) tăng lên 55 tạ/ha/vụ (năm 2013). Xóm cơ bản ổn định về lương thực, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,8%/năm, thu nhập bình quân năm nay ước đạt 14 triệu đồng/người/năm.
Xã có tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95%, trong đó 25% số hộ tự nguyện góp vốn đầu tư, 80% số hộ đã di dời chuồng trại chăn nuôi cách xa nhà ở 15 m. Cùng với nguồn vốn Chương trình 135, lực lượng dân quân đã tham gia xây dựng 40 nhà vệ sinh, nâng tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh đúng quy cách lên 75%, xóm cũng thành lập tổ vận hành nước bằng nguồn vốn nhân dân tự nguyện đóng góp. Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 95%. Xóm xây dựng chi hội khuyến học đóng góp 5 triệu đồng/năm, tổ chức biểu dương, khen thưởng cho học sinh giỏi, gia đình hiếu học, hỗ trợ giấy, bút cho học sinh nghèo tạo động lực thúc đẩy xã hội học tập. 100% con em trong độ tuổi vào lớp 1, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở. Theo đồng chí Bùi Hồng Toán, Chủ tịch UBND xã, mô hình xây dựng từ xóm khó khăn, sức lan tỏa ở các khu dân cư toàn xã. Đến nay có một số mô hình thiết thực như hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở xóm Rú 3, chăn nuôi lợn thịt, nái sinh sản ở Rú 1, 2,4, Nhõi 3 với 300 hộ, đoàn thanh niên có mô hình chăn nuôi bò sinh sản, hội nông dân có mô hình nuôi trâu lấy thịt, nhóm trồng cây quy mô nhỏ xóm Nhõi 1, MTTQ có mô hình cải tạo vườn tạp, trồng cây có múi, xóm Mừng có mô hình trang trại nhỏ kết hợp chăn nuôi gắn với trồng rừng, Hội CCB xã chủ trì mô hình tuyên truyền, vận động hiến đất làm đường.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 19/11, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng-quân sự địa phương (QP-QSĐP) năm 2014.
(HBĐT) - Trong những ngày tháng 10, thực hiện chương trình hành quân dã ngoại huấn luyện kết hợp làm công tác dân vận giúp đỡ xã Suối Nánh (Đà Bắc), 80 sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và học viên trường Quân sự tỉnh đã để lại những dấu ấn đậm nét bằng những việc làm, hành động cụ thể thiết thực nơi vùng cao còn gian khó này. Ở đó, đã sáng lên phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
(HBĐT) - Là xã vùng cao, nhưng Nam Sơn luôn được xem là một trong những địa bàn có vị trí quan trọng trong xây dựng thế trận KVPT của huyện Tân Lạc. Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng đó, những năm qua, LLDQ xã Nam Sơn đã phát huy vai trò nòng cốt trong củng cố, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND ngày càng vững chắc.
(HBĐT) - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ; chất lượng các mặt công tác tiếp tục được giữ vững. Đặc biệt đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ QP-QSĐP, góp phần hoàn thành cơ bản nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 của LLVT tỉnh. Đó chính là những điểm nhấn, kết quả nổi bật trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh thời gian qua.
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào khoảng 17 giờ 15 phút, ngày 14/11, chiếc xe ô tô xi-téc chở dầu diezen di chuyển từ tỉnh Hà Nam về TP. Hòa Bình đến dốc Cun, tại km 70+100 thuộc địa phận phường Thái Bình (TPHB) đã bị mất phanh, đâm vào ta luy dương và bị lật nghiêng. Chiếc xe mang BKS 90C-002.22 thuộc Công ty CP 68 do Ngô Văn Thụy, sinh năm 1980, trú tại tổ 5, phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý (Hà Nam) điều kiển, trên xe còn có lái phụ Nguyễn Văn Quân, sinh năm 1980.