Trải qua 67 năm xây dựng và trưởng thành, LLVT tỉnh ta đã không ngừng lớn mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Trải qua 67 năm xây dựng và trưởng thành, LLVT tỉnh ta đã không ngừng lớn mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

(HBĐT) - Liên tiếp thất bại trên các hướng, các mặt trận, với âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường, cuối năm 1951, Pháp đã tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại “Tam giác sắt” Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc. Với âm mưu đó, từ ngày 9 - 14/ 11/1951, quân Pháp đã huy động 20 tiểu đoàn, có máy bay, pháo binh yểm trợ tiến đánh Hòa Bình. Trong vòng 10 ngày, chúng đã chiếm được một vùng rộng lớn dọc quốc lộ 6 và sông Đà.

 

Trước tình hình trên, ngày 18/11/1951 Tổng Quân ủy đã quyết định mở chiến dịch Hòa Bình. Thực hiện chủ trương của trên, Trung đoàn 12 bộ đội địa phương đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương động viên nhân dân góp sức người, sức của phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.  

Ngày 10/12/1951, chiến dịch Hòa Bình mở màn. Từ ngày 10 đến cuối tháng 12/1951 bộ đội địa phương, dân quân du kích (DQDK) đã phối hợp với bộ đội chủ lực tập trung đánh địch trên tuyến quốc lộ 6 và sông Đà. Ta đã liên tiếp phục kích, tập kích tiêu diệt các vị trí chiếm đóng của địch. Trong đó có nhiều trận đánh gây tổn thất nặng nề cho địch như trận chiến đấu tiêu diệt địch ở đồi Bục Bịch (Kỳ Sơn); Tiểu đoàn 161, đơn vị nòng cốt của Trung đoàn 12 cùng du kích xóm Chăm thị xã Hòa Bình tổ chức phục kích, tiêu diệt 10 tên địch, phá hủy 1 xe quân sự trên đường từ thị xã vào dốc Cun; Đại đội 16 Kỳ Sơn và 1 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 616, Trung đoàn 12 phối hợp với 2 tiểu đoàn bộ đội chủ lực thuộc Trung đoàn 66 Liên khu 3 phục kích địch trên quốc lộ 6 tiêu diệt 34 xe của địch tại khu vực cầu Mè (Mông Hóa), Tiểu đoàn 616 cùng Đại đội 16 và DQDK phối hợp với 1 Tiểu đoàn bộ đội chủ lực phục kích tiêu diệt 2 trung đội địch, phá hủy 11 xe cơ giới, giải thoát cho hơn 100 đồng bào bị bắt đi phu ở dốc Kẽm (Kỳ Sơn), trận đánh của bộ đội địa phương, du kích xã Bình Thanh cùng Đại đội 12, Tiểu đoàn 353, Trung đoàn 9, Đại đoàn 304 chặn đánh địch tại Giang Mỗ phá 10 xe quân sự, trong đó có 1 xe tăng, tiêu diệt 153 tên, bắt sống 71 tên lính Âu - Phi. Tiếp đó, đến ngày 22/12/1951, bộ đội địa phương, DQDK đã phối hợp với bộ đội chủ lực phục kích, bắn chìm 1 tàu chiến và 6 canô của địch trên sông Đà... Cùng với việc phối hợp chiến đấu hiệu quả, DQDK địa phương đã trở thành nòng cốt cùng với nhân dân tích cực sửa đường, bắc cầu, vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến trường.  

Bước sang năm 1952, trước sức tấn công dồn dập của ta, quân Pháp ra sức củng cố các vị trí chiếm đóng và tăng cường bảo vệ các tuyến giao thông quan trọng. Đồng thời, bắt dân làm bình phong che chắn, lập vành đai trắng xung quanh vị trí đóng quân. Trước tình hình trên, bộ đội địa phương, DQDK đã phối hợp với bộ đội chủ lực đẩy mạnh hoạt động bao vây, chia cắt, tổ chức các trận chiến đấu tấn công tiêu diệt địch. Tháng 2/1952 trên hướng quốc lộ 6, quốc lộ 21 và khu vực thị xã Hòa Bình, bộ đội địa phương, DQDK đã phối hợp với bộ đội chủ lực liên tục tấn công, đã làm tiêu hao sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh của địch. Ngoài những trận chiến đấu phối hợp với các đơn vị chủ lực, đơn vị bộ đội địa phương, DQDK trong tỉnh đã tổ chức nhiều trận chiến đấu độc lập như Tiểu đoàn 616, Trung đoàn 12 tổ chức tập kích địch đi càn, tiêu diệt và bắt 100 tên; Đại đội 116 cùng du kích Hiền Lương phục kích chặn đánh địch tại Bến Chương, bẻ gãy cuộc càn quét của địch lên Chợ Bờ... Thế trận chiến tranh lên cao, làm cho quân Pháp tổn thất lớn về lực lượng và tinh thần chiến đấu đã buộc chúng phải rút chạy khỏi Hòa Bình vào ngày 23/2/1952.  

Như vậy, sau hơn 3 tháng đánh chiếm Hòa Bình lần thứ 2, đã có 6.012 tên địch bị tiêu diệt, 156 xe các loại, 17 tàu chiến và canô, 24 đại bác bị phá hủy, 9 máy bay bị bắn rơi. Một lần nữa, Hòa Bình là nơi ghi đậm sự thất bại thảm hại của quân Pháp. Trong quá trình chiến đấu, lực lượng bộ đội địa phương và DQDK đã có sự trưởng thành vượt bậc trong chiến đấu bảo vệ căn cứ, chống càn và luôn chủ động tìm địch để đánh.

 (Còn nữa)

 

Bài tiếp theo: Dốc sức cho Mường Thanh

 

                                                                                Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác

Vụ án Nguyễn Phi Cường, xã Phú Lão (Lạc Thủy) giết vợ đã được TAND tỉnh xét xử lưu động nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và sự răn đe trong xã hội.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Đại tá Bùi Văn Hùng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh gắn Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba lên lá cờ truyền thống của Phòng Chính trị - Bộ CHQS tỉnh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất 9 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện CTĐ-CTCT năm 2015.
Tiếp nối truyền thống của Trung đoàn 12  (Tỉnh đội Hòa Bình), CB, CS  LLVT tỉnh tiếp tục trở thành chỗ dựa vững chắc cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tỷ lệ hòa giải thành đạt 80%

(HBĐT) - Năm 2014, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động của 2.048 tổ hoà giải với 11.624 hòa giải viên. Các tổ hoà giải đã tham gia hoà giải 100% việc phát sinh trong cộng đồng dân cư, đã hoà giải thành 1.031/1.295 việc, đạt tỷ lệ 80%. Các vụ việc chủ yếu về lĩnh vực dân sự, HN-GĐ, đất đai, môi trường…

Chiến dịch Lê Lợi - đập tan âm mưu lập xứ Mường tự trị (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Trước thế bao vây của địch, vào thu - đông năm 1949, Trung ương và Bác Hồ đã chỉ đạo Liên khu 3 mở chiến dịch Lê Lợi nhằm đánh tan hành lang đông - tây của địch tại Hòa Bình, khai thông đường liên lạc từ Liên khu 4 lên Việt Bắc, đập tan âm mưu lập xứ Mường tự trị, giải phóng một phần lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào kháng chiến ở Hòa Bình, Liên khu 3, Liên khu 4 phát triển. Với ý nghĩa đó, Hòa Bình đã trở thành chiến trường trọng điểm của chiến dịch.

Phát huy tốt vai trò tham mưu cho Đảng uỷ Quân sự tỉnh xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh về chính trị

(HBĐT) - Từ khi tái lập tỉnh (năm 1991), đặc biệt là từ năm 2009 đến nay, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp BVTQ trong tình hình mới, xây dựng KVPT tỉnh ngày càng vững chắc, xây dựng LLVT tỉnh có sức mạnh tổng hợp và khả năng SSCĐ cao, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh) đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động, tích cực đổi mới hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ - CTCT), xây dựng LLVT vững mạnh về chính trị.

2 ô tô đâm nhau khi vào vòng xuyến

(HBĐT) - Vào khoảng 13 giờ 30 ngày 13/12, tại khu vực vòng xuyến thuộc ngã tư đường Trần Hưng Đạo và đường Chi Lăng thuộc địa phận phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình, đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô tắc xi mang biển kiểm soát 28A-00149 và xe ô tô mang biển kiểm soát 28A-01811. Hậu quả cả hai xe ô tô đều bị hư hỏng nặng phần đầu xe, rất may không có ai bị thương.

Bác Hồ với lực lượng vũ trang

(HBĐT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị thống soái tối cao của lực lượng vũ trang nhân dân, Người khai sinh ra quân đội nhân dân Việt Nam, một đội quân “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh và nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND 22/12/1944, chúng ta lại nhớ đến Bác, nhớ đến tư tưởng Hồ Chí Minh, quốc phòng toàn dân là lấy dân làm gốc, lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền quốc gia với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Chuyện về người Anh hùng áo vải tay không giết giặc

(HBĐT) - Trong quá trình trưởng thành và lớn mạnh của LLVT tỉnh đã có những tấm gương chiến đấu anh dũng làm cho quân thù khiếp sợ. Họ chính là biểu tượng cho ý chí, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân các dân tộc tỉnh ta. Một trong số đó là Anh hùng LLVT liệt sỹ Triệu Phúc Lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục