Các hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật thị trấn Cao Phong (Cao Phong) với tiểu phẩm tuyên truyền về xây dựng gia đình hạnh phúc và giữ gìn tình đoàn kết trong cộng đồng.
(HBĐT) - Xuân về là dịp để mọi người, mọi nhà sum vầy. Làng trên, xóm dưới, đoàn kết xây dựng cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc. Để có được không khí đầm ấm, yêu thương ấy có một phần đóng góp của hoà giải viên cơ sở - những người bắc nhịp cầu kết nối yêu thương.
Vợ chồng anh V.V.T và chị N.T.T ở xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đã có với nhau 2 mặt con, trai gái đủ cả. Anh làm ở một cơ quan Nhà nước, chị ở nhà chăm lo gia đình. Trong cuộc sống, anh chị thường xảy ra xích mích, có lần xô xát khiến chị bỏ nhà đi một thời gian dài, khi trở về, chị tìm đến tổ hoà giải xóm nhờ giúp để được ly hôn. Anh chồng cũng nóng giận không cho vợ về nhà. Trước sự việc đó, tổ hoà giải xóm đã gặp gỡ cả hai người để tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện. Qua trò chuyện, trao đổi, nguyên nhân chính là giữa hai người không tìm được tiếng nói chung, không thông cảm cho công việc của nhau. Các hoà giải viên đã gặp từng người, tâm tình, phân tích phải, trái để hai vợ chồng thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ phải cùng chia sẻ công việc, tình cảm để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Việc làm của tổ hoà giải đã giúp hai vợ chồng hiểu ra, anh chồng đồng ý cho vợ về nhà, chị vợ xin lỗi chồng quay về đoàn tụ. Chị Bùi Thị Nguyệt, thành viên tổ hoà giải xóm Văn Tiến cho biết: Sự việc trên là một trong nhiều vụ việc tổ hoà giải xóm đã tham gia hoà giải thành công, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi gia đình, từ đó góp phần giữ gìn tình đoàn kết xóm giềng, AN-TT thôn xóm được ổn định, “trong ấm, ngoài êm” là vậy.
Hòa giải từ lâu vốn đã được xem là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Trong đời sống hôm nay, khi những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp về quyền lợi phát sinh một cách thường xuyên hơn, nếu không được giải quyết sớm, kịp thời có thể dẫn đến hậu quả phức tạp, nhất là khi hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, công tác hòa giải càng đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế một phần tình trạng tranh chấp, đơn, thư khiếu kiện do thiếu hiểu biết. Đồng chí Bùi Văn Vình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Với phương châm “bám sát cộng đồng”, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng xây dựng mô hình tổ hoà giải. Đến nay, tỉnh ta đã xây dựng, duy trì được hoạt động của mạng lưới tổ hoà giải ở hầu hết các xóm, bản, tổ dân phố, cụm dân cư gồm 2.048 tổ với 11.624 hòa giải viên. Hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở thường xuyên được kiện toàn, củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Hàng năm, 100% vụ việc mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp nhỏ phát sinh trong cộng đồng dân cư đều được các tổ hòa giải phát hiện và hòa giải kịp thời. Năm 2014, các tổ tham gia hoà giải 1.295 việc, đã hoà giải thành 1.031 việc, đạt tỷ lệ 80%. Đồng thời, thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở đã tuyên truyền pháp luật đến người dân, giúp mọi người sống vì lợi ích chung của cộng đồng, từ đó nêu cao ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ quy ước, hương ước của thôn, xóm đã đề ra.
Theo kinh nghiệm của nhiều hòa giải viên cơ sở, công tác hòa giải không thể chỉ áp dụng pháp luật mà phần lớn là dùng phương pháp phân tích, thuyết phục trên cơ sở quy định của pháp luật, phong tục, truyền thống, uy tín, nêu gương là chính để tư vấn, hỗ trợ, xoa dịu đương sự khi có tranh chấp, hướng họ giải quyết vấn đề qua phương diện tình cảm chứ không đưa ra một phán quyết mang tính quyền lực, áp đặt. Đây là yếu tố quan trọng nhất để công tác hòa giải cơ sở thành công, không để “chuyện bé xé ra to”. Để làm được điều đó, mỗi hòa giải viên phải kết hợp hài hòa nhiều tố chất, đó là kiến thức chắc chắn về các quy định của pháp luật, sự am hiểu về các vấn đề xã hội, phong tục, tập quán của người dân địa phương và trên hết là lòng nhiệt tình, cái tâm với công việc.
Chia sẻ về công tác hòa giải, chị Bùi Thị Nguyệt, thành viên tổ hòa giải xóm Văn Tiến cho biết thêm: “Nhiều vụ việc, nếu áp dụng cái lý để hòa giải sẽ rất khó khăn, vì mỗi bên nhất quyết đòi quyền lợi cho mình, không ai chịu ai. Nhưng khi hòa giải viên viện dẫn về những truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam, khơi dậy những nét đẹp trong văn hóa ứng xử, đem cái tình mà đối đãi với nhau thì các xung đột lại được hóa giải một cách nhẹ nhàng, êm thấm”.
Bằng cái tâm và lòng nhiệt tình, những hòa giải viên cơ sở đã trở thành nhịp cầu, sợi dây thắt chặt tình yêu thương con người để mỗi ngôi nhà thực sự là một mái ấm, mỗi cụm dân cư là một khối đoàn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Hà Thu
(HBĐT) - Ngày 28/1, Thanh tra tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cụm 1 - Tổng Thanh tra Chính phủ; các sở, ngành, huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 28/1, BCĐ 138/CP tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương tổng kết công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tội phạm mua bán người năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng BCĐ 138/CP chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên BCĐ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và TNXH tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện đợt tổng kiểm tra, vận động nhân dân giao nộp, thu hồi VK-VLN-CCHT từ tháng 6 - tháng 12/2014, huyện Lương Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến thôn, xóm, tổ dân phố, kết hợp giữa tổ chức vận động tập trung với vận động cá biệt, dựa vào cán bộ, đảng viên, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ để tuyên truyền, vận động nhân dân.
(HBĐT) – Ngày 26/1 TAND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2015. Dự hội nghị có các đồng chí: Trung tướng Trần Văn Độ, Chánh án Tòa án quân sự T.Ư, Phó Chánh án TAND tối cao; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp tỉnh.
(HBĐT) - Dự án “Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể trong việc tư vấn pháp luật cho người nghèo và phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình” (gọi tắt là Dự án 395/11/13) do Quỹ Hỗ trợ các sáng kiến tư pháp (JIFF) tài trợ được triển khai tại huyện Cao Phong từ tháng 3 - 12/2014. Dự án đã tạo hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng tư vấn pháp luật cho cán bộ các tổ chức hội, đoàn thể như MTTQ, thanh niên, phụ nữ, nông dân, CCB. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân về các lĩnh vực đất đai, hôn nhân - gia đình, giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và khiếu nại.
(HBĐT) - Ngày 27/1, UBND thành phố Hoà Bình đã tổ chức giải phóng mặt bằng “điểm nghẽn” dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 6 đoạn qua thành phố Hoà Bình tại tổ 20, phường Đồng Tiến (TPHB). Diện tích giải phóng mặt bằng là 10,4 m2 đất ở thuộc quyền sử dụng của cháu Nguyễn Lê Hoàng Anh (người giám hộ là bà Bùi Thị Phượng).