(HBĐT) - Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung quan trọng của Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó, quy định nội dung các giao dịch đảm bảo và quy tắc giải quyết các vấn đề phát sinh trong giao dịch dân sự có đảm bảo.
Một trong những điểm mới của Dự thảo Bộ luật ngoài bổ sung biện pháp đảm bảo mới là “Bảo lưu quyền sở hữu” dự thảo Bộ luật đã bổ sung một số quy định mới về quyền của các bên trong quan hệ cầm cố, thế chấp tài sản. Cụ thể, bỏ khoản 2, Điều 331; khoản 4, Điều 349, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định bên cầm cố, thế chấp được quyền bán, trao đổi, tặng, cho tài sản đã thế chấp, cầm cố nếu được bên nhận cầm cố, thế chấp đồng ý thay vào đó Dự thảo bổ sung Điều 330 quy định: Bên cầm cố, bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, tặng, cho, thay thế tài sản cầm cố, thế chấp trong các trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng cầm cố, thế chấp; b) Tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình SX -KD. Quyền yêu cầu thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản có được từ việc bán, thay thế hàng hóa luân chuyển trở thành tài sản cầm cố, thế chấp; c) Các trường hợp khác theo quy định của Luật. Đồng thời quy định trách nhiệm của bên cầm cố, bên thế chấp với bên nhận thế chấp, cầm cố khi bán, trao đổi, tặng, cho, thay thế, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, thế chấp: a) Thông báo bằng văn bản cho bên mua, bên trao đổi, bên nhận tặng, cho, bên thuê, bên mượn biết tài sản đang được cầm cố, thế chấp; b) Thông báo bằng văn bản cho bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp biết về việc bán, thay thế, trao đổi, tặng, cho, cho thuê, cho mượn tài sản.
Như vậy, theo quy định của Dự thảo Bộ luật, bên có tài sản đang thế chấp, cầm cố được toàn quyền mang chính tài sản đó đi bán, trao đổi, tặng, cho chỉ cần thông báo với bên nhận cầm cố, thế chấp mà không nhất thiết có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, cầm cố nếu trước đó trong hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên không có thỏa thuận khác.
Quy định này xuất phát từ ý kiến cho là nếu bán tài sản thế chấp mà vẫn cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì không còn ý nghĩa của vật quyền bảo đảm (tức là quyền theo đuổi tài sản trong mọi trường hợp). Mặt khác, nếu không quy định như dự thảo Bộ luật Dân sự thì giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm sẽ tiếp tục bị “đóng băng”, hoạt động sản xuất - kinh doanh liên quan đến tài sản thế chấp vẫn sẽ như hiện nay (không khắc phục được hạn chế lớn nhất hiện nay của giao dịch bảo đảm là không khuyến khích tài sản bảo đảm phát huy giá trị kinh tế trong thực tiễn). Vấn đề này cũng đã được Bộ luật Dân sự nhiều nước quy định và đây là sự thể hiện của khía cạnh vật quyền bảo đảm. Về quyền lợi của bên nhận bảo đảm cũng đã được dự thảo Bộ luật Dân sự giải quyết, cụ thể là bên nhận bảo đảm vẫn có quyền truy đòi tài sản. Bộ luật Dân sự là luật nội dung, như vậy cơ chế thực hiện quyền khởi kiện để thực thi quyền truy đòi sẽ được thực hiện theo pháp luật về tố tụng dân sự với những thủ tục rút gọn trong xét xử và thi hành án...
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho là quy định này không đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự; quyền (và cũng là tài sản) của bên nhận cầm cố, thế chấp không được bảo vệ tối đa; tính khả thi và thực tiễn áp dụng quy định này sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn như làm gia tăng tình trạng tẩu tán tài sản, trốn tránh, chây ỳ nghĩa vụ trả nợ, việc xử lý tài sản đảm bảo nhất là các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn gây hệ lụy lớn cho nền kinh tế, tình trạng đòi nợ thuê, chủ nợ tự xử sẽ gia tăng gây hậu quả xấu đến an ninh trật tự xã hội...
Hơn nữa, Điều 331, Dự thảo Bộ luật quy định bên đã mua, được tặng, cho tài sản đã thế chấp có trách nhiệm bàn giao lại cho bên nhận thế chấp để xử lý trường hợp không bàn giao thì bên nhận cầm cố, thế chấp có quyền khởi kiện ra tòa án quy định này tính khả thi không cao, không bảo vệ được quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi mua được tài sản đang được cầm cố, thế chấp.
Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định cụ thể, rõ ràng, đồng thời làm rõ cơ chế để bảo đảm quyền cho các bên, nhất là quyền của bên nhận thế chấp có thể theo đuổi, truy đòi tài sản thế chấp, tránh ảnh hưởng đến quyền của các chủ nợ nói chung và của các tổ chức tín dụng nói riêng. Đồng thời cần làm rõ hơn nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận của các bên trong các giao dịch
Nguyễn Tiến Sinh
Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Văn Tài, Chánh Thanh tra huyện Kỳ Sơn cho biết: Để công tác phòng - chống tham nhũng (PCTN) đạt kết quả tốt, thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể cùng UBND xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN. Cùng với đó, Thanh tra huyện đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện nhiều biện pháp để PCTN.
(HBĐT) - Ngày 30/3, đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy do đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 09/2/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh công tác phát triển Đảng từ đoàn viên, đoàn viên ưu tú trong học sinh, sinh viên các trường, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đi làm nghĩa vụ quân sự (NVQS) tại Bộ CHQS tỉnh.
(HBĐT) - Chiều 30/3, tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh (NHNN), đã diễn ra hội nghị sơ kết, bổ sung và ký kết Quy chế phối hợp giữa ngành Ngân hàng tỉnh và CA tỉnh về công tác bảo vệ an ninh - an toàn tài sản.
(HBĐT) - Thực hiện lộ trình cải cách tư pháp, TAND tỉnh chọn giải pháp “Nâng cao chất lượng xét xử” là nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, ngành toà án tiếp tục đổi mới thủ tục xét hỏi, tranh tụng; tăng cường xét xử lưu động; trao đổi thông tin với các cơ quan hữu quan khi giải quyết các vụ án nghiệm trọng... Đó là khẳng định của đồng chí Hà Quang Dĩnh, Chánh án TAND tỉnh tại hội nghị tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2014 của tỉnh.
(HBĐT) - Cùng với quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của lực lượng DQTV tỉnh, lực lượng DQTV thị xã Hòa Bình (nay là thành phố Hòa Bình) đã không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng, xây dựng nên truyền thống biết đánh và đánh thắng, trở thành “Lũy thép, thành đồng” bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân, lập nên nhiều chiến công xuất sắc.
(HBĐT) - Trong những ngày này, cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Kim Bôi hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2015 và kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống CAND (19/8).