(Tiếp theo kỳ trước)
Cùng với quá trình chiến đấu, công tác xây dựng lực lượng CAND luôn được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chăm lo xây dựng, phát triển lớn mạnh không ngừng. Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23 - SL thành lập Việt Nam Công an vụ. Ngày 13/3/1947, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 36-NĐ quận Công an trong phạm vi các tỉnh. Ngày 16/5/1947, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ nhất quyết định bỏ sở Công an Bắc Bộ và sở Công an Trung Bộ, lập Công an các Khu.
Ngày 11/3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Giám đốc Công an Khu XII, trong thư Người đã dạy cán bộ, chiến sĩ Công an phải rèn luyện tư cách người công an Cách mệnh, là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.
Ngày 10/10/1950, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 438/NV về việc thành lập Ban Công an xã. Ngày 12/5/1951, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số05-CT/TW,quy định nhiệm vụ và tổ chức Nha Công an Việt Nam (trực thuộc Bộ Nội vụ). Ngày 3/1/1952 Bộ Nội vụ ra Nghị định số 9-NĐ về việc thành lập Công an huyện. Ngày 16/2/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 141-SL đổi Nha Công an Việt Nam thành Thứ Bộ Công an. Tại kỳ họp từ ngày 27/8 đến 29/8/1953, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Đây là sự kiện đánh dấu bước trưởng thành, lớn mạnh của CAND Việt Nam.
Trải qua 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh, lực lượng Công an luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nhiều chiến công thầm lặng nhưng vô cùng oanh liệt, đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động gián điệp, do thám của thực dân Pháp xâm lược; đập tan âm mưu hoạt động đảo chính, lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân của các thế lực tay sai, phản động; bảo vệ tuyệt đối an toàn khu căn cứ địa cách mạng và các cơ quan đầu não của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; đấu tranh bài trừ lưu manh, trộm cướp, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản và cuộc sống của nhân dân.
ĐP (TH)
(HBĐT) - Ngày 22/6, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Bùi Văn Dàng (sinh năm 1983) trú tại Đa Phúc (Yên Thủy) về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh”.
(HBĐT) - Đã từng đổ máu, đã từng phải chứng kiến sự hy sinh của đồng đội trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy (TPMT); nhiều lần đối mặt với những tên tội phạm có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm trên tay lăm lăm khẩu súng. Đạn đã lên nòng, thẳng thừng gạt đi những cám dỗ của đồng tiền. Đó là những điều ít biết về thượng tá Nguyễn Ngọc Quang, Phó Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC47) - “khắc tinh” của TPMT trên cung đường Tây Bắc.
(HBĐT) - Mai Châu có nhiều xã khá phức tạp về ANTT. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện hoạt động ngày càng tinh vi, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, gây bức xúc cho người dân và tác động đến ANTT trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 19/6, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Sùng A Páo (sinh năm 1980) trú tại xóm Pà Háng lớn, xã Pà Cò (Mai Châu) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
(HBĐT) - Ngày 18/6, TAND tỉnh đã mở phiên, tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo bản án sơ thẩm do TAND thành phố Hòa Bình xử phạt các bị cáo Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1985) trú tại tổ 7, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình về tội trộm cắp tài sản.