(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Trong đó, Nghị định quy định rõ những đối tượng được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án và chi phí thi hành án...
Theo Nghị định, đương sự có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn hoặc thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp.
Còn đương sự thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thì có thể được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại.
Để được miễn, giảm chi phí trên, đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án, trong đó nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc diện neo đơn thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh. Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
Trường hợp không chịu phí thi hành án
Nghị định cũng quy định rõ người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau:
1- Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
2- Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.
3- Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.
4- Số tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
5- Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
6- Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
7- Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự.
Cụ thể, người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc 6 trường hợp dưới đây thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
1- Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
2- Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
3- Có sự đồng ý của người được thi hành án.
4- Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
5- Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt
6- Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
PV (TH)
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu các Bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực thực hiện để hoàn thành Chương trình công tác năm 2015 của Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
(HBĐT) - Những năm qua, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quán triệt sâu sắc và ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp về xây dựng, hoạt động KVPT trong tình hình mới, đạt kết quả toàn diện trên các mặt chính trị, tinh thần, KT-XH, QP-AN.
(HBĐT) - Những năm qua, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo 100% cơ quan, đơn vị xây dựng đầy đủ các văn kiện tác chiến phòng thủ phù hợp với từng giai đoạn, kịp thời chỉ đạo bổ sung, điều chỉnh hệ thống văn kiện tác chiến phòng thủ bảo đảm sát với tình hình, đặc điểm của địa phương; tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng trên các mặt, xây dựng thế trận QPTD vững chắc, kết hợp chặt chẽ thế trận tại chỗ với thế trận cơ động, tạo thành thế trận rộng khắp trong KVPT tỉnh, không ngừng củng cố “thế trận lòng dân” làm nền tảng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. 5 năm qua (2010 - 2015), cùng với giáo dục chính trị tư tưởng, LLVT tỉnh đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng lực lượng, huấn luyện, nâng cao khả năng SSCĐ.
(HBĐT) - Quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng KVPT và hậu cần KVPT, Bộ CHQS tỉnh đã chủ động tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hậu cần KVPT đạt được nhiều kết quả quan trọng.
(Tiếp theo kỳ trước)
(HBĐT) - Ngày 27/7, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Đặng Văn Phượng (sinh năm 1972) trú tại Ân Thi (Hưng Yên) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.