Trụ sở Công ty CP Hợp tác và Phát triển Ánh Dương Tây Bắc tại Trung tâm Dạy nghề tỉnh, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương đó, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người ôm nợ, lâm vào cảnh éo le. Trong đó, còn nổi lên tình trạng XKLĐ thật thì ít mà đi “chui” thì nhiều.
Gần một năm bị trục xuất về nước nhưng nỗi cay đắng nơi xứ người và món nợ chưa trả hết vẫn ám ảnh chị Nguyễn Thị V. ở phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình). “Đang không có việc làm, lại có người là em của bạn mẹ ở phường Tân Thịnh giới thiệu đi làm ở Du Bai thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Viễn cảnh mà người đàn bà tên Hường đó vẽ ra ngọt lịm như mật ong. Nào là sang đó làm nghề chăm sóc sắc đẹp, nhàn hạ, lương lại cao 30 triệu đồng/tháng, rồi thủ tục đi đơn giản. Nghe hấp dẫn, lại tin người quen, gia đình tôi vét hết trong nhà mới đủ tiền vé máy bay hơn 20 triệu đồng. Còn 40 triệu đồng nộp cho bà ta lo thủ tục phải vay mượn mấy chỗ. Chuyến bay vào tháng 3/2014 mang theo theo bao hy vọng nhưng rồi tan nhanh như bong bóng xà phòng. Theo hướng dẫn của bà Hường, tôi đến làm việc tại một cửa hàng chuyên về móng tay. Được một tháng, bà ta đưa cho tôi tiền bên đó, tương đương 10 triệu đồng nhưng đòi lại luôn, bảo để lo thủ tục đổi visa du lịch sang visa lao động. Sống chui lủi, rồi trong một lần cảnh sát đến truy quét, tôi bị bắt và nhốt vào trại tị nạn, đến tháng 10/2014 bị trục xuất về nước. Suốt thời gian trong trại, tôi liên tục liên lạc với bà Hường nhưng không có kết quả. Biết mình bị lừa, uất ức tôi đã làm đơn gửi công an thành phố Hòa Bình, Công an tỉnh, Bộ Ngoại giao.” - chị Nguyễn Thị V. chia sẻ.
Có trường hợp tưởng chắc ăn do công ty môi giới tổ chức hẳn hoi nhưng cũng lâm vào cảnh éo le. Là nông dân, thu nhập bấp bênh, anh Nguyễn Văn Đại ở tổ 17, phường Tân Hòa mong đi XKLĐ vài năm để lấy vốn. “Đầu năm 2014, được Công ty CP Hợp tác và Phát triển Ánh Dương Tây Bắc, trụ sở tại Trung tâm Dạy nghề tỉnh hứa cho đi XKLĐ tại Singapore. Họ nói là sang đó làm nghề chế biến thực phẩm, nhẹ nhàng, không như đi làm ruộng ở nhà. Thế là gia đình tôi đôn đáo vay mượn khắp nơi được 70 triệu trồng cho 2 lần nộp tiền đặt cọc. Đợt 1, nộp ngày 14/1/2014, số tiền 20 triệu đồng; đợt 2, nộp ngày 6/2/2015, số tiền 50 triệu đồng. Sau hơn 1 năm ròng vay tiền mỏi mòn chờ xuất cảnh, lãi mẹ đã đẻ lãi con, tôi định không đi nữa thì ngày 17/7/2015, Công ty gọi làm giấy cam kết, trong đó hứa thời gian xuất cảnh muộn nhất là ngày 25/8/2015. Song, tôi phải nộp thêm phí xuất cảnh 70 triệu đồng. Trót “theo lao”, gia đình tôi tiếp tục vay tiền nộp cho Công ty vào ngày 13/8/2015. Sau đó, tôi được thông báo xuất cảnh, bạn bè, làng xóm đến ăn mừng cả chục mâm cỗ. Nhưng chỉ sau 2 ngày đến Singapore, tôi đã phải quay về vì biết mình không đủ khả năng để đi “du học” tiếng Anh. Khi về, tôi đã liên lạc với Công ty đề nghị trả lại tiền, họ có hứa nhưng đến nay vẫn chưa lấy được đồng nào. Có người cùng tổ, thấy tình cảnh của tôi vội đến Công ty xin rút hồ sơ.” – Anh Nguyễn Văn Đại tâm sự.
Theo hồ sơ của anh Đại, anh nộp tiền đặt cọc từ đầu năm 2014 nhưng đến 12/8/2015, Công ty mới làm hợp đồng. Trả lời phóng viên liên quan đến trường hợp của anh Đại, ông Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm-ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) khẳng định: tỉnh chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ hoặc du học sang
Qua khảo sát của phóng viên, Công ty CP Hợp tác và Phát triển Ánh Dương Tây Bắc chỉ hoạt động trong lĩnh vực du lịch và tuyển sinh. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có không ít người bị mắc “bẫy” của các cá nhân, tổ chức “cò” đi xuất cảnh lao động. Bất chấp những rủi ro rình rập, số lao động “chui” lên đến trên 1.700 người. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh mới có 186/300 chỉ tiêu người đi XKLĐ theo đường chính thống. Nguyên nhân đạt thấp là do các thị trường cao cấp như Nhật Bản người lao động khó đáp ứng được yêu cầu về trình độ tay nghề, sức khỏe, ngoại ngữ… Các thị trường trung bình như Maylaysia thu nhập không cao, không ổn định. Còn người lao động bị lừa là do các “cò” đánh trúng tâm lý không có việc làm lại thiếu thông tin chính xác về XKLĐ.
Để tránh bị lừa, theo ông Ngô Ngọc Thu, người dân nên tìm hiểu thông tin tại phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố, phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH), không nên nghe lời quảng cáo của các “cò mồi”. Tính đến tháng 8/2015, trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ sang 11 nước: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Xê Út, Algerie, Cata, Síp, Lào, Angola, Belarus, Macau; ngoài ra là hoạt động trái phép.
Danh sách 18 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ trên địa bàn tỉnh đến tháng 8/2015
Công ty CP Phát triển Quốc tế Việt Thắng
Công ty CP Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác
Công ty CP Quốc tế Nhật Minh
Công ty Phát triển phát thanh truyền hình thông tin
Công ty CP XNK vật tư y tế thiết bị đường sắt
Công ty CP Đầu tư và hợp tác quốc tế Thăng Long
Công ty CP Xây dựng và nhân lực Việt
Công ty CP Phát triển nhân lực, thương mại và dịch vụ TVC
Chi nhánh Công ty CP nhân lực quốc tế và thương mại sông Hồng tại
Công ty CP Xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động
Công ty CP Phát triển quốc tế IDC
Công ty CP Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn tại Hà Nội
Chi nhánh Công ty CP XNK Thái Nguyên, chi nhánh tại Hà Nội
Công ty CP XKLĐ và thương mại Bảo Việt
Công ty CP Đầu tư và hợp tác quốc tế Nam Việt
Công ty CP XKLĐ và dịch vụ thương mại Biển Đông
Công ty CP Phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ dầu khí Việt
Công ty CP Nhân lực quốc tế và thương mại Sông Hồng tại Hà Nội.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện gần 30 km, Ngổ Luông là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Toàn xã có 330 hộ, trên 1.500 nhân khẩu, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo còn 32,1%, thu nhập bình quân mới đạt 11, 5 triệu đồng/người/năm nhưng Ngổ Luông luôn được đánh giá là xã xây dựng, duy trì, phát huy tốt hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Trong đó, tiêu biểu là mô hình tự quản về ANTT được xây dựng tại xóm Luông Trên, đến nay đã nhân rộng ra 6/6 xóm.
(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Nội chính Tỉnh ủy - Báo Hòa Bình và Đài Phát thanh truyền hình tỉnh đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp về việc trao đổi, cung cấp thông tin tuyên truyền giáo dục pháp luật liên quan đến công tác nội chính, phòng - chống tham nhũng và công tác cải cách tư pháp. Đồng chí Đinh Quốc Liêm, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy dự và chủ trì.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, có tuyến Quốc lộ 6A nối liền các tỉnh Tây Bắc, đặc biệt có địa bàn giáp ranh với huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nơi có vùng biên giới trải dài giữa hai nước Việt – Lào. Đó chính là điều kiện để các đối tượng trong và ngoài tỉnh lợi dụng, móc nối mua bán, vận chuyển ma tuý trái phép. Do đó, công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy được Công an tỉnh xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm ngăn chặn “cái chết trắng”, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 21/9, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1993) trú tại thôn Đa Sỹ, Cao Thắng (Lương Sơn) về tội: giết người.
(HBĐT) - Khi tham gia tố tụng Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 40% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước.
(HBĐT) - Chương trình xây dựng NTM được các cấp uỷ, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân chung tay góp sức thực hiện, đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng tạo chuyển biến trong phát triển KT -XH, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên, hệ thống an ninh chính trị được giữ vững. Trong 19 tiêu chí NTM, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng cần số vốn lớn hoặc một số tiêu chí khác sau khi hoàn thành là có thể yên tâm thì tiêu chí số 19 về ANTT mặc dù không đòi hỏi phải đầu tư vốn nhưng luôn tiềm ẩn những thách thức, cần sự nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân địa phương trên hành trình xây dựng NTM.