Cán bộ quản giáo Trại tạm giam Công an tỉnh hướng dẫn phạm nhân lao động sản xuất.
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp công tác tại Trại tạm giam Công an tỉnh vào thời điểm toàn lực lượng CAND thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống CAND. Không khí làm việc trở nên tấp nập hơn, mọi người cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và chăm lo cho đời sống can phạm nhân để tất cả được hưởng ngày vui trọn vẹn. Trại tạm giam, nơi ươm mầm thiện đã thức tỉnh biết bao tâm hồn, giúp người lầm lỗi trở thành người có ích cho xã hội.
Trại tạm giam Công an tỉnh án ngữ tại tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Với đặc thù là nơi quản lý, giam giữ các can phạm nhân từ đủ các thành phần trong xã hội, Trại tạm giam là môi trường đầy khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, cám dỗ. Nếu cán bộ quản giáo không có bản lĩnh vững vàng, có thể bị chính can phạm nhân dụ dỗ, mua chuộc. Dù mới về công tác tại đơn vị chưa lâu, đại tá Bùi Hải Đường - giám thị trại giam chưa hết ngỡ ngàng bởi tính chất phức tạp ở môi trường giam giữ. Đại tá Đường chia sẻ: Đây là lĩnh vực công tác mới đầy nguy hiểm, đòi hỏi cán bộ quản giáo phải có bản lĩnh vững vàng, ý chí thép. Một nguyên nhân khách quan là hiện nay, số lượng tử tù chờ thi hành án khá cao. Sức chứa nhà tạm giam có hạn, cán bộ quản giáo còn mỏng, do vậy, việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Trước đây, tại Trại giam này đã có một số cán bộ mắc sai lầm, bị phạm nhân dụ dỗ dẫn tới vi phạm pháp luật nên Ban giám thị Trại giam xác định, việc đầu tiên phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản giáo tinh thông. Chính vì vậy, hầu hết cán bộ quản giáo đều yên tâm công tác, tuyệt đối chấp hành mọi mệnh lệnh, kỷ luật của đơn vị.
Theo trung tá Nguyễn Khắc Hùng, đội trưởng Đội quản giáo Trại tạm giam Công an tỉnh, điều khó nhất mà mỗi cán bộ quản giáo cần làm không phải trông coi thể xác của phạm nhân mà chính là nắm được phần hồn của họ, làm sao “chạm” được vào góc tâm hồn mà họ đang cố giấu, có như vậy mới thành công. Đối với tử tù thì họ sám hối, ăn năn trước khi đền tội. Dù bị kết án tử, họ vẫn là con người, có cha, mẹ, có trái tim biết rung động. Vì vậy, chúng tôi vẫn dành sự trân trọng, đối xử với họ như người bình thường để họ sống những ngày còn lại trong thanh thản. Nhiều tử tù như Nguyễn Văn Tuấn ở Phù Cừ, Hưng Yên, kẻ nhẫn tâm sát hại dã man người lái xe ôm vô tội chỉ để cướp chiếc xe máy hay Dương Ngô Duy ở Tân Yên, Bắc Giang thách thức pháp luật khi vận chuyển ma túy với số lượng kỷ lục, lên tới 120 bánh hêrôin. trước khi ra pháp trường, họ không quên chào từ biệt, họ thấm thía lỗi lầm và cầu mong được xã hội, người đời tha thứ. “Chứng kiến những thời khắc đó, tôi xúc động và cầu mong những người có ý định phạm tội hiểu được suy nghĩ của họ để sống tốt đẹp hơn” - Trung tá Hùng chia sẻ.
Để người phạm tội có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, trở thành người có ích cho xã hội. Ban Giám thị phát động CVĐ “Gửi lời xin lỗi” nhằm khơi dậy tính thiện trong con người của phạm nhân, mặt khác giúp cán bộ giáo dục, quản giáo nắm tâm lý, tư tưởng phạm nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức diễn đàn “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” để phạm nhân có niềm tin vào cuộc sống, cao hơn thế, giúp họ trở thành người lương thiện, có ích cho cộng đồng và xã hội. Cán bộ quản giáo tổ chức cho phạm nhân đọc sách, báo, xem tivi, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách về quyền con người, quyền được sống, trách nhiệm với cộng đồng. Vì lẽ đó mà nhiều phạm nhân sau khi ra trại vẫn biết ơn, quý trọng tình cảm của cán bộ quản giáo, coi họ như người sinh ra mình lần thứ hai. Vào dịp lễ, tết hoặc Quốc khánh 2/9, Ban giam thi đề xuất cấp trên đặc xá trước thời hạn với những phạm nhân cải tạo tốt để họ sớm trở lại cộng đồng, đoàn tụ với gia đình. Trước khi nhận quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, nhiều phạm nhân xúc động, không nói nên lời. Ngày chia tay, họ bịn rịn, nắm chặt tay cán bộ quản giáo tốt bụng đã đánh thức tính bản thiện trong con người họ. Họ thầm hứa sẽ cố gắng hòa nhập thật tốt, trở thành người có ích cho xã hội.
Cán bộ quản giáo được ví như những người chắp cánh cho những ước mơ hoàn lương. Quả thực những đóng góp của họ trong việc thức tỉnh những mảnh đời lầm lỗi, làm nóng những trái tim lạnh, thổi vào một luồng gió mới ấm áp, chân thành. Xây dựng môi trường trại tạm giam đậm chất nhân văn là cái đích mà mỗi cán bộ quản giáo Công an tỉnh hướng đến.
Như Hùng
(Công an tỉnh)
(HBĐT) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương đó, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người ôm nợ, lâm vào cảnh éo le. Trong đó, còn nổi lên tình trạng XKLĐ thật thì ít mà đi “chui” thì nhiều.
(HBĐT) - Ngày 24/9, tại thành phố Hoà Bình, Hội Luật gia tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt Đề án xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016 (Đề án 1133) và bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý. Tham gia có Ban điều hành đề án, lãnh đạo các chi, huyện, thành Hội luật gia, lãnh đạo UBND xã, công chức tư pháp-hộ tịch 10 xã thuộc 3 huyện trong vùng dự án là Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Đà Bắc đã tham dự hội nghị.
(HBĐT) - Theo Công an tỉnh, trong 9 tháng đầu năm lực lượng công an trên toàn tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả các đợt tấn công trấn áp tội phạm, công tác điều tra khám phá các loạt án, nhất là án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt tỷ lệ cao, triệt phá nhiều ổ nhóm tội phạm, đường dây buôn bán ma tuý lớn và nhiều tụ điểm phức tạp về cờ bạc, mại dâm.
(HBĐT) - Ngày 21/9 Ban CHQS huyện Kim Bôi đã tổ chức bàn giao nhà đông đội cho đồng chí Bùi Minh Đạt, dân quân xóm Khít, xã Sơn Thủy có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
(HBĐT) - Thiếu tá Bùi Việt Hùng, Trưởng Công an thành phố Hòa Bình khẳng định: Sự phối hợp giữa công an với MTTQ và ban, ngành, đoàn thể có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” vì MTTQ và các ngành liên quan đóng vai trò quyết định trong công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận xã hội, nâng cao ý thức cảnh giác nhằm góp phần tích cực vào ổn định tình hình ANCT - TTATXH.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện gần 30 km, Ngổ Luông là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Toàn xã có 330 hộ, trên 1.500 nhân khẩu, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo còn 32,1%, thu nhập bình quân mới đạt 11, 5 triệu đồng/người/năm nhưng Ngổ Luông luôn được đánh giá là xã xây dựng, duy trì, phát huy tốt hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Trong đó, tiêu biểu là mô hình tự quản về ANTT được xây dựng tại xóm Luông Trên, đến nay đã nhân rộng ra 6/6 xóm.