Hang Trâu trên núi Bai Bương, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) là nơi tập kết, cất giấu lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Hang Trâu trên núi Bai Bương, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) là nơi tập kết, cất giấu lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

(HBĐT) - Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, huyện Yên Thuỷ đã trở thành căn cứ hậu cần tập kết lương thực, vũ khí. Từ đây đã có hàng nghìn tân binh được huấn luyện, chi viện cho khắp các chiến trường...

 

Nhìn lại chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng, vùng đất Mường âm xưa luôn được xem là nơi luỹ thép, thành đồng. Nhiều tên làng, tên đất đã gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng. Đồng chí Bùi Văn Hiến, Trưởng Phòng VH-TT huyện Yên Thuỷ cho biết: Theo thống kê, trên địa bàn huyện có khoảng 49 di tích, có 8 di tích được xếp hạng gồm 3 di tích quốc gia và 5 di tích cấp tỉnh. Trong đó có nhiều di tích lịch sử cách mạng vẫn còn được bảo tồn, gìn giữ như khu vực hang Trâu, xã Đoàn Kết là nơi tập kết, cất giấu lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Không chỉ có vậy, hang Trâu trên núi Bai Bương trước đó còn được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Khu ủy Khu 3 để họp bàn công tác kháng chiến. ở núi Khuyển, xã Bảo Hiệu cũng từng là nơi đặt công binh xưởng sản xuất vũ khí trong những năm 1949 - 1953. Đặc biệt, vào khoảng tháng 3/1953, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng Quân ủy Trung ương lựa chọn khu vực Đồng Tưa, xóm Cửa Lũy (Đoàn Kết) làm nơi “thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Sau đó, chính những khẩu sơn pháo này đã được đưa tới Điện Biên Phủ trút bão lửa xuống quân đội Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

Trước đó, đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến dịch đông - xuân năm 1953 - 1954 nhằm đập tan cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương. Chuẩn bị cho chiến dịch, cấp trên đã giao tỉnh Hòa Bình tổ chức tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức người, sức của từ đồng bằng Liên khu 3, Liên khu 4 tổ chức vận chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ.Với vị trí là nơi tiếp giáp với vùng đồng bằng, Yên Thuỷ đã trở thành khu căn cứ kháng chiến của Liên khu 3 và là nơi tiếp nhận, trung chuyển lương thực, vũ khí, nơi tổ chức huấn luyện bộ đội chi viện cho mặt trận. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân nơi đây vẫn nhường nhà cửa cho bộ đội làm kho đạn dược, kho lương thực, thực phẩm, quân y... Cùng với đó, Yên Thuỷ đã huy động hàng trăm lượt dân công đi tải đạn, sửa đường, bắc cầu, làm nhà phục vụ chiến trường. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp, toàn huyện có 287 thanh niên đi bộ đội, 30 liệt sỹ, hàng chục người  để lại một phần xương máu trên chiến trường. Toàn huyện đã đóng góp 132.675 lượt nhân công phục vụ chiến trường, ủng hộ gần 800 tấn thóc, 2.162 con trâu, bò và hàng vạn cây tre, bương...

 

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  thắng lợi, Yên Thuỷ đã tập trung khôi phục kinh tế, xây dựng địa phương trở thành hậu phương vững chắc. Đồng thời trở thành căn cứ huấn luyện tân binh. Từ đây đã có hàng nghìn tân binh được huấn luyện, chi viện cho khắp các chiến trường. Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Yên Thuỷ đã có 1.718 người con ưu tú lên đường nhập ngũ, 267 người đã anh dũng hy sinh. Ghi nhận những đóng góp to lớn đó, năm 2004, Yên Thuỷ đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT.

 

Những thành tích anh dũng trong chiến đấu đã trở thành nền tảng để Yên Thuỷ phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Trong 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thuỷ đã  đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra góp phần xứng đáng vào thành tựu phát triển KT-XH chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,34%, sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển tương đối toàn diện, theo hướng bền vững, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó có nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế từ 200 - 300 triệu đồng/ha như: Mô hình trồng rau Hàn Quốc tại xã Yên Trị; trồng cà gai leo tại xã Đa Phúc; trồng hoa lay ơn, nuôi gà thả vườn, trồng khoai sọ, bưởi Diễn ở xã Ngọc Lương; trồng bưởi đỏ xã Bảo Hiệu..., KT-XH phát triển, đời sống người dân được nâng lên, ANCT - TTATXH được giữ vững. Công tác QP-QSĐP được củng cố. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể được quan tâm. Hệ thống chính trị thường xuyên củng cố, kiện toàn, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy.

 

Những thành tựu đó là điều kiện thuận lợi, tiền đề cơ bản để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thuỷ vững vàng, tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới xứng đáng với danh hiệu vùng đất anh hùng.

 

 

                                                                                

                                                                            Mạnh Hùng

 

 

   

 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục