Các thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Thủy lợi ra về sau khi kết thúc môn Sinh học chiều 4-7
Kỳ thi THPT quốc gia 2016 cho đến thời điểm này đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía phụ huynh, thí sinh và xã hội về công tác tổ chức thi. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đây là một kỳ thi thành công và xem như "phép thử quan trọng" công tác thi và tuyển sinh theo hướng nhẹ nhàng hiệu quả hơn trong những năm tới.
Chiều 4-7, sau khi môn thi cuối cùng của Kỳ thi THPT quốc gia 2016 kết thúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức họp báo, thông báo kết thúc công tác coi thi của kỳ thi dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. Theo Thứ trưởng, kỳ thi ngay từ đầu đã được chuẩn bị chu đáo. Rút kinh nghiệm của năm ngoái, năm nay ngay từ khâu làm thủ tục cho thí sinh đã được làm tốt, những sai sót căn bản liên quan đến thí sinh hầu như không có. Các khâu tiếp theo trong suốt quá trình tổ chức thi cũng đã được làm tốt giúp tất cả các thí sinh vào phòng thi bình tĩnh, tự tin.
Thứ trưởng thừa nhận sự mở rộng số lượng cụm thi là thách thức rất lớn đối với Bộ GD-ĐT. "Ban đầu Bộ GD-ĐT băn khoăn, lo lắng về việc mở rộng thêm tất cả các cụm thi tại địa phương, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có chỉ đạo rất quyết liệt về công tác thi để giảm nhẹ áp lực cho thí sinh cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, các trường đại học..."-Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ - "Việc tăng các cụm thi trên cả nước chính là phép thử đánh giá cho năng lực tổ chức kỳ thi". Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, đến kỳ thi năm nay, công tác tổ chức thi đã có những bước đổi mới căn bản thể hiện: từ nhiều kỳ thi trước đây, chỉ còn 1 kỳ thi duy nhất, và việc tăng số cụm thi tại tất cả các địa phương trong cả nước. Cùng với giải pháp cho phép thí sinh ở các vùng giáp ranh có thể lựa chọn cụm thi nào phù hợp với bản thân...đã góp phần tạo nên thành công cho kỳ thi, nhận được sự đồng tình của thí sinh và nhân dân. Bộ GD-ĐT cũng giải đáp các thắc mắc, những câu hỏi về tính nghiêm túc giữa các cụm thi, công tác đề thi, công tác chấm thi và công bố kết quả, việc xét tuyển... Về những lo ngại chung quanh tính công bằng, mức độ nghiêm túc giữa các loại hình cụm thi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: " Cụm thi nào đều nghiêm túc, an toàn như nhau" khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và các trường đại học. "Chúng ta không cần lo lắng đến tính nghiêm túc của hai loại hình cụm thi nữa" – Thứ trưởng khẳng định. Công tác ra đề thi Kỳ thi THPT quốc gia 2016 được Bộ GD-ĐT thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt trong các khâu. "Bộ đã triệu tập những thầy cô giáo có kinh nghiệm, nhiều năm làm đề thi, am hiểu về xây dựng ma trận đề thi, nắm vững chương trình phổ thông..." . Điều đặc biệt, đề thi năm nay đạt mục tiêu phân loại tốt khi câu hỏi trong các đề thi được ra theo mức: dễ, trung bình, khó. Ở mức khó, khác với năm trước, câu hỏi được chia ra nhiều mức khó, để tạo kết quả phân bố rộng hơn, tiện cho các trường đại học xét tuyển hơn. Theo lịch tuyển sinh, đến ngày 20-7 tất cả các cụm thi phải hoàn thành công tác chấm thi. Sau khi các cụm thi chấm thi xong kết quả sẽ gửi đến Bộ GD-ĐT và sau đó điểm thi sẽ được công bố phân tán theo các cụm thi. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, năm nay, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã được chuẩn bị tốt "sẽ không có hiện tượng nghẽn mạng như năm ngoái" – ông khẳng định. Về công tác xét tuyển cũng sẽ không tồn tại những bất cập như trong năm đầu tiên. Thí sinh sẽ không "rút ra nộp vào" mà phải cân nhắc dựa trên kết quả bài thi của mình và dữ liệu điểm chuẩn tuyển sinh của các trường từ năm trước để nộp hồ sơ. Trong những năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục bàn thảo với các trường để quyết định phương thức tổ chức trên tinh thần tôn trọng Luật Giáo dục, theo hướng tuyển sinh đại học là nhiệm vụ của các trường với mục tiêu làm thế nào để nhẹ nhàng nhất đồng thời bảo đảm quyền lợi cho thí sinh.
Theonhandan |
(HBĐT)-Ngày 1/7, toàn tỉnh có tổng số thí sinh dự thi chỉ xét công nhận tốt nghiệp THPT là 6.051 em với 24 điểm thi đặt tại các trường THPT ở các huyện, thành phố. Ngày thi đầu tiên, các thí sinh thi 2 môn toán và ngoại ngữ.
(HBĐT)-4 năm trước, tỉnh Hoà Bình tự hào là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Giờ đây, thành phố lại đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các trường mầm non chất lượng cao nhờ sự tham gia tích cực và hiệu quả của các doanh nghiệp tại địa phương, giúp cho các bậc phụ huynh và gia đình có thêm nhiều lựa chọn cho giai đoạn phát triển đầu đời của con em mình.
Sáng 1/7, trên 9.040 thí sinh tỉnh ta tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Trong đó, số thí sinh ĐKDT cụm thi tốt nghiệp là 6.052 em, chiếm tỷ lệ 66,9%; số thí sinh ĐKDT cụm thi đại học là 2.988 em, tỷ lệ 33,1%.
(HBĐT) - Vừa qua, tại Trường THPT Kim Bôi, huyện Đoàn Kim Bôi, BTV Đoàn trường phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng chương trình tiếp sức mùa thi. Tham dự có hơn 300 học sinh lớp 12 chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.
(HBĐT) - Sáng 26/6, tại Quảng trường Ba Đình, hơn 130 “chiến sỹ nhí” đã chính thức “xuất quân” tham dự học kỳ trong quân đội do Tổng Công ty Viễn thông Viettel phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Chương trình “Em là chiến sĩ” năm 2016 do Viettel tổ chức cho con em khách hàng nằm trong kế hoạch CSKH thường niên của Viettel đã thực hiện từ năm 2014. Qua chương trình, Viettel muốn dành tặng người thân những khách hàng đã gắn bó lâu dài với Viettel một món quà mang tính đặc trưng của doanh nghiệp quân đội.
(HBĐT) - Mặc dù là địa phương còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng những năm qua, huyện Yên Thủy đã quan tâm đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất các trường học theo hướng chuẩn hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho con em được học tập trong ngôi trường khang trang, sạch đẹp.