(HBĐT) - Ngôi trường khang trang mới được xây dựng với đầy đủ nhà đa năng, phòng học, phòng bộ môn, khu hiệu bộ, nhà công vụ... có tổng trị giá gần 29 tỷ đồng. Đó là giấc mơ đã trở thành hiệnù thật, làm nức lòng phụ huynh, học sinh và các thầy, cô giáo nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - xã Lạc Sỹ (Yên Thủy).
Đi qua trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Lạc Sỹ tầm hơn 1km, trường THCS Lạc Sỹ ở ngay trước mắt chúng tôi. Màu vàng tường mới sơn nổi bật giữa những đồi keo xanh ngút ngàn. Phấn khởi trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Đinh Văn Thuần, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường THCS Lạc Sỹ được thành lập từ năm 2009 trên cơ sở tách ra từ trường liên cấp I, II nhưng nhà trường vẫn phải học nhờ tại trường tiểu học. Thiếu phòng học, không có phòng bộ môn; phòng làm việc của BCH chung với phòng hội đồng; không có nhà công vụ trong khi 100% giáo viên của nhà trường đều ở xa. Thực tế này gây ra nhiều khó khăn cho công tác dạy và học. Bắt đầu từ tháng 6/2016, nhà trường nhận bàn giao trường mới. Trường được khởi công xây dựng từ năm 2013 với tổng mức đầu tư 27 tỷ đồng. Sau khi nhận bàn giao, nhà trường được trang bị phòng tin học trị giá hơn 400 triệu đồng; nội thất các phòng học và nhà đa năng trị giá 1, 3 tỷ đồng... Hiện nay, nhà trường tập trung dọn dẹp vệ sinh, trồng cây xanh, trang trí các lớp học, sẵn sàng cho năm học mới.
Giai đoạn 2012 - 2016, cùng với trường THCS Lạc Sỹ, nhiều trường học khác trên địa bàn 6 xã vùng 135 của huyện Yên Thủy đã được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 68 tỷ đồng. Qua đó đã góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất để 8 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (2 trường mầm non và 6 trường tiểu học). Đặc biệt, có trường mầm non Lạc Lương là trường mầm non đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh thuộc xã vùng 135 được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Song song với việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp về cơ sở vật chất, huyện Yên Thủy đã quan tâm luân chuyển giáo viên có trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn vào giảng dạy tại các trường vùng khó khăn. Dự kiến năm học 2016 - 2017, Phòng GD &ĐT huyện sẽ luân chuyển 45 giáo viên vào tăng cường cho các trường vùng 135. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Hồng, Trưởng Phòng GD &ĐT huyện khẳng định: Việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn. Trước đây ở các xã này tồn tại hiện tượng học sinh bỏ học nhưng hiện nay gần như không có. Hoặc trước đây đa phần các trường mầm non không tổ chức được ăn trưa nhưng nay 100% nhà trường đều tổ chức bữa trưa đảm bảo dinh dưỡng. Một số trường tiểu học tổ chức ăn bán trú. Các nhà trường đã tổ chức học 2 buổi /ngày, có đầy đủ phòng học bộ môn, chức năng... góp phần nâng cao chất lượng đại trà cũng như quan tâm bồi dưỡng giáo dục mũi nhọn. Hiện nay, chất lượng giáo dục các trường vùng khó khăn đã gần bằng mặt bằng chung của toàn huyện.
Đặc biệt, trước đây 6 xã vùng 135 hầu như không có học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên nhưng những năm gần đây trung bình mỗi năm, mỗi xã có khoảng 10 15 học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên. Ví dụ tiêu biểu nhất là trường THCS Lạc Sỹ, năm học 2015 - 2016 đã có 10 học sinh giỏi cấp huyện, 6 học sinh giỏi cấp tỉnh.
Dương Liễu
(HBĐT) - Còn ít ngày nữa là khai giảng năm học 2016-2017. Sau khi trải qua nỗi lo trường, lớp, một gánh nặng nữa lại tiếp tục khiến các bậc phụ huynh học sinh, nhất là với những hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Đó là phải lo một khoản tiền không nhỏ để nộp các loại quỹ khi bước vào năm học mới. Thống kê ra thì quả là “hoa mắt, chóng mặt”, nào là tiền thi đua - khen thưởng, quỹ Đội - sao nhi đồng, điện, nước uống, y tế học đường, thuê vệ sinh lớp học rồi may đồng phục, hỗ trợ cơ sở vật chất… Tính sơ sơ cũng gần 700.000 đồng. Nộp tiền cho những cái gọi là “quỹ” đó, đa số các bậc phụ huynh đều băn khoăn nhưng không biết chia sẻ với ai và mọi người đều cho rằng, việc “xã hội hóa giáo dục” đang bị nhiều trường lạm dụng.
(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại trường tiểu học và trung học cơ sở Tân Phong (Cao Phong) khi thầy và trò nhà trường đang tích cực chuẩn bị cho năm học mới. Đồng chí Trần Ngọc Hùng, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngày 22/8 tựu trường, chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên và học sinh dọn dẹp vệ sinh, ổn định cơ sở vật chất để bước vào năm học mới. Cấp THCS đã học chương trình chính thức của năm học 2016 - 2017, cấp TH đang tiến hành ôn tập hè.
(HBĐT) - Ngày 24/8, Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác đoàn, đội năm học 2015 - 2016, triển khai nhiệm vụ năm học 2016 - 2017
(HBĐT) - Sáng 23/8, Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2015 – 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2016 – 2017.
(HBĐT) - Ngày 23/8, Hội Khuyến học tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và đào đạo tổ chức hội thảo thực trạng, giải pháp xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã.
Xuất sắc thi đấu và vượt qua 3 thí sinh khác, Hồ Đắc Thanh Chương đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16.