Các đề thi thử nghiệm cho kỳ thi THPT Quốc gia là cơ sở để giáo viên, học sinh tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.
Vào cuối tháng 1/2017, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện và công bố 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để thí sinh và các nhà trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai xây dựng bộ đề thi thử nghiệm theo 5 bài thi để công bố rộng rãi ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016-2017 (dự kiến giữa tháng 5/2016), giúp các cơ sở giáo dục và thí sinh tập dượt, làm quen với định dạng đề thi và phương thức thi theo bài để tiếp tục ôn luyện, chuẩn bị thi.
|
Thí sinh xem lại đề thi THPT Quốc gia năm 2016 |
Ma trận đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã được xây dựng phù hợp với hình thức thi theo bài đã công bố trong Phương án thi, theo hướng tiếp tục thực hiện đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đảm bảo phân hoá kết quả thi để vừa đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Căn cứ ma trận đề thi, Bộ GD-ĐT xây dựng các đề minh họa làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Ngày 6/10/2016, Bộ đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung, về phương thức thi trắc nghiệm khách quan cũng như ý nghĩa tác động đối với việc chuẩn bị tổ chức kỳ thi.
Bộ đã gấp rút thực hiện bổ sung, chuẩn hóa Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đã có tại Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục bằng nhiều nguồn khác nhau như huy động giáo viên tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi thi, khai thác các câu hỏi thi phù hợp trong Ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đang được hoàn thiện đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6/2017./.
Theo VOV.VN
Nhân chuyến công tác tại An Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự Quỹ “Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số và học sinh nghèo” đã trao 50 xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học huyện biên giới Tịnh Biên và Tri Tôn.
(HBĐT) - Ngày 6/1, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác khuyến học năm 2016, sơ kết 1 năm triển khai đại trà các mô hình học tập. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phạm Tất Dong, Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Với mục tiêu “học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống”, trong những năm vừa qua, Đảng ủy, chính quyền xã Đông Phong (Cao Phong) luôn coi việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là nhân tố then chốt cho sự phát triển của xã hội. Nhờ sự tuyên truyền, vận động tích cực của các cấp, ngành, đến nay, Đông Phong là xã đầu tiên trên địa bàn huyện xây dựng thành công đơn vị “Cộng đồng học tập” cấp xã.
(HBĐT) - Giữa tháng 12/2016, cùng đoàn công tác của Sở GD &ĐT tới dự hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Tuyên truyền phòng - chống ma túy học sinh THPT năm 2016” của thầy và trò trường THPT 19/5 huyện Kim Bôi, chúng tôi cảm nhận được những nỗ lực vượt bậc của thầy và trò nhà trường chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi trường học. Dưới hình thức sân khấu hóa, 3 đội thi gồm: đội ma túy (khối 12), thuốc phiện (khối 11) và hoa anh túc (khối 10) đã đem đến cho khán giả nhiều bất ngờ. 3 tiểu phẩm do các em học sinh đạo diễn với nội dung phong phú, đa dạng, bám sát chủ đề đã đem đến cho khán giả những tiểu phẩm đặc sắc phản ánh mối nguy hiểm chết người của ma túy trong học đường. Từ đó mang thông điệp đến với tất cả mọi người: “Nói không với ma túy”.
(HBĐT) - Ngày 4/1, tại trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã diễn ra Lễ khai mạc kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2017. Tham dự kỳ thi năm nay có 75 học sinh (75/75 em đều là học sinh trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ).
(HBĐT) - Bán trâu, bò để nuôi con ăn học, mong một ngày, bằng cái chữ các con sẽ có được cuộc sống no ấm hơn. Thế nhưng, ra trường vài năm mà vẫn chưa tìm được việc làm, con em của họ lại phải tha hương đi làm công nhân kiếm tiền, trả nợ cho sự học. Tấm bằng cất tủ, kiến thức rơi rớt là thực trạng buồn của câu chuyện về sự học ngày nay ở xã nghèo Ba Khan, huyện Mai Châu...