(HBĐT) - Bán trâu, bò để nuôi con ăn học, mong một ngày, bằng cái chữ các con sẽ có được cuộc sống no ấm hơn. Thế nhưng, ra trường vài năm mà vẫn chưa tìm được việc làm, con em của họ lại phải tha hương đi làm công nhân kiếm tiền, trả nợ cho sự học. Tấm bằng cất tủ, kiến thức rơi rớt là thực trạng buồn của câu chuyện về sự học ngày nay ở xã nghèo Ba Khan, huyện Mai Châu...
Ba Khan là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Hơn 10 năm về trước, nhận thức được vai trò quan trọng của việc học, không ít gia đình ở Ba Khan đã quyết tâm cho con học đến nơi, đến chốn, dù cuộc sống chẳng dư dật gì. Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Ba Khan, hiện có 27 trường hợp đã tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học chưa có việc làm. Trong số này có 4 người tốt nghiệp đại học, 7 người tốt nghiệp cao đẳng, còn lại là hệ trung cấp. “Đời sống kinh tế của bà con còn rất khó khăn nên để nuôi con học chuyên nghiệp không hề dễ, nhiều gia đình chấp nhận vay mượn. Khi ra trường lại không tìm được việc làm nên hầu hết các em đều đi làm ăn xa” - Đồng chí Bùi Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Khan cho biết.
Khan Thượng là xóm có tỷ lệ con em học chuyên nghiệp nhiều nhất nên số lượng ra trường chưa tìm được việc làm cũng nhiều hơn cả. Chúng tôi đến thăm gia đình ông Đinh Công Nhượng, hộ có 2 con trai là Hà Công Tường (27 tuổi) và Hà Công Tiến (22 tuổi) đều đã tốt nghiệp cao đẳng từ 2-3 năm trước. Bà Đinh Thị Nương (vợ ông Nhượng) cho biết: “Hai con đều đã ra trường nhưng chưa xin được việc, đứa lớn đi làm 3 năm nay bên Trung Quốc; còn đứa thứ hai cũng đi làm ở Hà Nội. Để có tiền cho các con ăn học, vợ chồng tôi phải bán trâu, giờ nhà không có trâu nữa, chỉ nuôi thuê người ta thôi”.
Được biết, gia đình bà Nương thuộc diện hộ nghèo, sinh được 4 người con, trong đó có một người bị tàn tật. “Cũng mong muốn cho chúng được ăn học đến nơi, đến chốn để sau này cuộc sống bớt khổ. Bây giờ như thế, buồn lắm nhưng cũng chẳng biết làm sao, đi học đã tốn kém, kinh tế kiệt quệ rồi” - bà Nương buồn rầu.
Những gia đình thuộc diện “nghèo cũng phải cho thằng Tèo đi học” ở Ba Khan không hiếm. Thực trạng sau khi ra trường chưa tìm được việc làm lại càng phổ biến hơn. Dẫu tốt nghiệp đại học, ngành sư phạm nhưng Bùi Thị Hiền, xóm Khan Thượng cũng đồng cảnh ngộ với 2 anh em nhà Tiến, Tường. Hay trường hợp của anh Bùi Văn Tùng, xóm Khan Hạ…
Trước thực trạng nhiều trường hợp trong xã phải “cất bằng vào tủ” để đi làm ăn xa, kiếm tiền trả nợ, gia đình ông Đinh Công Viện, xóm Khan Thượng không khỏi lo lắng. Gia đình ông thuộc diện nghèo nhưng 2 cô con gái đều học giỏi nên vợ chồng ông cố gắng làm lụng, vay mượn cho các con đi học. Hiện, cô con gái cả Đinh Thị Huyền đang học năm cuối trường Đại học sư phạm Hà Nội, còn Đinh Thị Huệ là sinh viên năm nhất trường Cao đẳng sư phạm T.ư.
“Thu nhập của gia đình từ trồng ngô thôi, nhàn rỗi thì đi làm thuê, kiếm được bao nhiêu lại gửi vào thẻ ngân hàng để các con trang trải việc học. Thi thoảng gửi gạo, gửi rau đỡ đần cho các con. Nói chung là vất vả lắm, nhà cửa xuống cấp lắm rồi nhưng đã sửa sang được đâu. Các con nó muốn học, mình cũng mong muốn ra trường chúng có việc làm để cuộc sống khấm khá hơn nên phải cố thôi” - ông Viện chia sẻ.
Trong câu chuyện với các bậc phụ huynh ở xã nghèo này, qua những chia sẻ của họ có thể thấy, điều khiến họ lo lắng nhất là những tiêu cực vẫn tồn tại trong tuyển dụng. “Nuôi con đã kiệt quệ rồi, ra trường phải mất cả trăm triệu đồng xin việc nữa thì không biết đào đâu ra. Chỉ mong việc tuyển dụng được các cơ quan chức năng làm chặt chẽ hơn để những người thực sự có năng lực được cống hiến cho xã hội, nuôi sống bản thân” - ông Viện bày tỏ.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Khan thừa nhận, số lượng con em ở Ba Khan tốt nghiệp hệ trung cấp chiếm đa số, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tìm được việc làm. Thêm nữa, những ngành nghề lựa chọn chủ yếu theo xu hướng xin vào làm ở các cơ quan Nhà nước hay những ngành, nghề chưa có nhu cầu tuyển dụng. Do đó, theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Ba Khan, vấn đề hướng nghiệp, đào tạo nghề cần được ngành chức năng, các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa.
Viết Đào
(HBĐT) - Phát huy truyền thống hiếu học, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) luôn chú trọng phong trào khuyến học, khuyến tài. Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào đã trở thành động lực đóng góp vào những thành quả phát triển KT -XH của xã.
(HBĐT) - Trước năm 2010, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Mai Châu mới đạt 8,4%. Nhiệm kỳ 2010 – 2015 mục tiêu đề ra là toàn huyện phải có trên 22% trường đạt chuẩn, thực tế đã có 27% trường đạt chuẩn. Con số này hiện nay là 18/60 trường (tương đương 30%). Kết quả này đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân huyện Mai Châu. Tuy nhiên, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của huyện vẫn thấp hơn so với toàn tỉnh (gần 40%).
Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ công bố thêm bộ đề thi thử nghiệm của các bài thi THPT 2017 vào cuối tháng 1/2017 để các thí sinh tham khảo.
(HBĐT) - Ngày 26/12, tại trường THCS Sông Đà, Sở TT&TT phối hợp với Sở GD – ĐT, Bưu điện tỉnh tổ chức phát động cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 46 năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Dự lễ phát động có lãnh đạo Sở TT&TT; Bưu điện tử; Tỉnh đoàn; phòng GD&ĐT thành phố, đại diện các trường TH, THCS trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Toàn tỉnh hiện có hơn 219 nghìn trẻ em. Trong năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn giảm; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm, chăm sóc tăng. Hoạt động tập huấn nâng cao năng lực và truyền thông, tư vấn được đẩy mạnh. 100% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thuộc đối tượng trợ giúp được hưởng đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước. Có 2/11 huyện, thành phố và 121/210 xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Bảo vệ trẻ em (chiếm 57,6%). Với 47 điểm tư vấn cộng đồng và 102 điểm tư vấn trường học đã trợ giúp cho trẻ em và gia đình các em có điều kiện tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội đầy đủ, chi tiết.
(HBĐT) - Ngày 19/12, tại trường Tiểu học và THCS xã Tú Sơn, Ban CHQS huyện Kim Bôi đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức chương trình ngoại khoá chuyên đề Giáo dục truyền thống “Anh Bộ đội Cụ Hồ” nhân dịp hướng tới kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2016) và 27 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2016).