(HBĐT) - Cuối tháng 10/1967, tại xóm Tình Tràng - xóm của đồng bào dân tộc Mường dưới chân núi Pachi, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc - ngôi trường cấp III đầu tiên dựng bằng gỗ rừng, tranh, tre, nứa, lá được thành lập. Gọi là trường nhưng ngày ấy, trường chỉ có 1 thầy giáo làm hiệu trưởng kiêm giáo viên giảng dạy, đó là thầy Nguyễn Xuân ánh (quê Ba Vì – Hà Tây), sau đó thêm thầy Đinh Quý Mùi, giáo viên giảng dạy môn toán. Buổi đầu tiên có 1 lớp 8 (hệ cấp III cũ) với 8 học trò (sau vận động lên đến 40 học sinh).


Giờ thực hành môn vật lý của học sinh trường THPT Đà Bắc.

 Đến năm học 1969 - 1970, trường có đủ 3 khối 8, 9, 10 với khoảng 100 học sinh, 8 thầy, cô giáo, cán bộ, nhân viên. Tháng 6/1970, có 23 học sinh khóa đầu tiên đỗ tú tài.

Tháng 9/1977, sau 7 năm gián đoạn, được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền, MTTQ huyện Đà Bắc, 2 lớp của trường cấp III Đà Bắc được lập lại trong lòng trường cấp II thanh, thiếu niên dân tộc Đà Bắc. Tháng 10/1979, được tiếp quản cơ sở vật chất của đơn vị bộ đội làm đường giao thông, trường cấp III Đà Bắc được tách riêng tại xóm Tra, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc.

Tháng 10/1981, trường cấp III Đà Bắc một lần nữa rời về xóm Mó La, xã Tu Lý (vị trí ngày nay) để nhường chỗ cho đồng bào Bến Trương di chuyển từ lòng hồ sông Đà về định cư. Năm 1981, chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập, đánh dấu chặng đường tự chủ, độc lập, toàn diện về kinh phí, nhân sự, tổ chức, đoàn thể, tạo nền tảng cho sự ổn định lâu dài.

Ngày 22/3/1984, Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 319/QĐ-BGD&ĐT thành lập trường PTTH Đà Bắc. Ngày 1/11/1993, thực hiện chủ trương thành lập mô hình trường liên cấp - trường PTTH Đà Bắc đổi tên thành trường phổ thông cấp II, III Đà Bắc với nhiệm vụ GD&ĐT 2 bậc học, THCS và THPT. Đến năm 1999, do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã ổn định và đảm bảo về chất lượng, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đối với từng cấp học, bậc học, trường phổ thông cấp II, III Đà Bắc lại được tách thành 2 trường riêng: THPT Đà Bắc và THCS thị trấn Đà Bắc.

Năm 1999, số học sinh tuyển vào cấp III tăng vọt, toàn trường có gần 1.200 học sinh, biên chế ở 27 lớp. Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nhà trường được mở thêm chi trường mới tại xã Mường Chiềng (nay là trường THPT Mường Chiềng). Đến năm 2005, mở thêm chi trường tại xã Yên Hòa (nay là trường THPT Yên Hòa).

Trải qua các thời kỳ, dưới sự dẫn dắt của các thế hệ cán bộ quản lý, các thế hệ giáo viên, nhân viên của trường luôn phát huy truyền thống, tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Năm học 2017-2018, nhà trường có 705 học sinh, biên chế thành 17 lớp. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên có 48 người, 100% đạt chuẩn, 20% vượt chuẩn. Có 50% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 70% giáo viên chủ nhiệm giỏi, 20% giáo viên có trình độ cao cấp và trung cấp LLCT. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục.

 


Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa bổ ích dành cho học sinh.

 Trong nửa thế kỷ, nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào và trân trọng: Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, tập thể lao động tiên tiến, được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành.

Kể từ khi được thành lập đến nay, hàng chục nghìn học sinh trưởng thành từ mái trường này đã và đang cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong số họ, nhiều người đã hy sinh xương máu góp phần gìn giữ hòa bình của dân tộc, có những người đã và đang giữ những trọng trách quan trọng trong cơ quan Đảng và Nhà nước, quân đội, công an; có những người là doanh nhân thành đạt, kỹ sư, bác sĩ, giáo viên; là những người công nhân, nông dân ngày đêm miệt mài lao động... lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển toàn diện của đất nước.

Trong 50 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy và trò trường THPT Đà Bắc luôn phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, thấm nhuần và kiên định mục tiêu "Dạy chữ - dạy nghề - dạy người”, tạo nguồn nhân lực có tri thức bậc THPT cho sự phát triển của huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, vùng di chuyển lòng hồ, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của nhân dân các dân tộc trong huyện, tiếp tục xây dựng và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng quê hương Đà Bắc ngày càng giàu mạnh.

 

Nguyễn Thị Thúy

(Bí thư Chi bộ, hiệu trưởng trường THPT Đà bắc)

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục