(HBĐT) - Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhiều cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không biết nói tiếng dân tộc, chưa hiểu rõ bản sắc văn hóa của đồng bào Thái, Mông, Mường... ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc nên từ năm 2010, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh (TTGDTX) chính thức mở lớp đào tạo tiếng Thái và tiếng Mông. Sau 7 năm, TTGDTTX tỉnh mở được 19 khóa đào tạo khoảng 1.243 học viên, góp phần quan trọng giúp cán bộ các ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.



Để thu hút học viên, trung tâm đã thực hiện nhiều giải pháp như làm phiếu điều tra gửi tới các sở, ban, ngành; các cơ quan truyền thông để tuyển sinh. Hiện nay, TTGDTX tỉnh liên kết với Công an tỉnh, Sở Nội vụ thường xuyên mở các khóa học tiếng Thái, tiếng Mông. Tại các huyện, trung tâm phối hợp chặt chẽ với TTGDTX huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thủy mở khóa học tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, địa điểm giúp học viên tham gia.



Thầy giáo và học viên thực hành giao tiếp bằng tiếng Thái tại giờ học tiếng dân tộc Thái khóa 16 của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Đồng chí Lê Ngọc Hợp, Phó trưởng phòng Dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao trình độ của TTGDTX tỉnh cho biết: Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Trung tâm tuyển chọn những giáo viên là người dân tộc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Tài liệu giảng dạy được UBND tỉnh ban hành; chương trình giảng dạy phải được Sở GD&ĐT hướng dẫn chi tiết dựa trên khung phân phối chương trình dạy tiếng dân tộc của Bộ GD&ĐT. Thời lượng giảng dạy tiếng Thái và tiếng Mông là 323 tiết, chương trình học gồm 2 phần là phần học chữ, ghép vần (38 tiết) và 9 chủ đề, cuối cùng là ôn luyện và cấp chứng chỉ (12 tiết). Kết thúc mỗi khóa học, trung tâm tổ chức đưa học viên đi thực tế tại vùng đồng bào dân tộc Thái, Mông sinh sống để các học viên được giao tiếp, trao đổi những phong tục tập quán với đồng bào dân tộc.

Năm học 2016 - 2017, Trung tâm đã đào tạo và cấp chứng chỉ 7 khóa học với 462 học viên. Từ đầu năm đến nay, TTGDTX tỉnh đã khai giảng 4 lớp tiếng dân tộc với 365 học viên. 


Thu Thủy

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục