(HBĐT) - "Các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống, điều kiện học tập và công tác của cán bộ, giáo viên, học sinh ngành giáo dục. Đồng thời thu hút nhiều cán bộ, giáo viên đến công tác, tránh tình trạng thiếu giáo viên như trước đây, giảm bớt khó khăn cho các nhà trường. Qua đó củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng dân tộc, miền núi, vùng điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Các chính sách trên được nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục quan tâm và có sự đồng thuận cao”. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc, thiểu số.


Trường tiểu học Nà Mèo (Mai Châu) được đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Là trường thuộc xã vùng đặc biệt khó khăn nhưng năm 2014, trường tiểu học Nà Mèo, xã Nà Mèo (Mai Châu) được xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Cô giáo Lê Thị Nga, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện có 8 lớp với 114 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có 23 đồng chí, trong đó 100% trình độ đạt chuẩn và 50% trình độ vượt chuẩn. Giao thông đi lại khó khăn, dân trí không đồng đều đã gây khá nhiều khó khăn cho các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đời sống giáo viên đảm bảo, các thầy, cô giáo nỗ lực khắc phục khó khăn, yên tâm công tác. Vì vậy, chất lượng 2 mặt giáo dục của nhà trường luôn đảm bảo, 100% học sinh đi học đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình tiểu học.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Sở GD&ĐT đã đăng ký nhu cầu vốn và đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế học sinh, trang thiết bị đồ dùng, đồ ăn nhà bếp, khu nội trú, cải tạo, sửa chữa nhà ăn, nhà bếp, khu nội trú… Thời gian qua, có 8/10 trường PT DTNT được đầu tư xây dựng bổ sung hạng mục công trình, ưu tiên hạng mục thiết yếu. Xây dựng mới trường PTDTNT THCS & THPT Yên Thủy, PTDTNT THCS & THPT Lạc Thủy theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, triển khai xây dựng đảm bảo theo đúng tiến độ được phê duyệt 116 phòng học thay thế phòng học bán kiên cố, xuống cấp, phòng học tạm, phòng học mượn.

Đặc biệt, thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với người học theo Quyết định số 60/2011 về chính sách phát triển giáo dục mầm non và Nghị định số 116/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, Sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về việc triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết làm căn cứ để hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và hỗ trợ gạo theo đúng quy định. Đến nay, toàn tỉnh có 11.149 học sinh được hưởng chế độ theo Nghị định số 116. Việc thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015 về việc thu, quản lý, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cũng được triển khai đúng quy định; giúp học sinh giảm bớt khó khăn, yên tâm đến trường.

Ngoài ra, với chính sách cử tuyển theo Nghị định số 134 năm 2006 và Nghị định số 49 năm 2015 của Chính phủ, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh có 157 sinh viên được đào tạo theo chế độ cử tuyển với các chuyên ngành đào tạo về sư phạm, nông nghiệp, xây dựng, kinh tế, luật, dược…, đã có 111 sinh viên ra trường có việc làm. Chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được thực hiện đảm bảo quy định.

Dương Liễu


Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục