(HBĐT) - Cùng đoàn công tác của tỉnh, cuối tháng 8 vừa qua, chúng tôi có dịp lên công tác và khảo sát về công tác giáo dục tại Hang Kia - xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu.


Ngay điểm dừng chân đầu tiên tại trường TH&THCS Hang Kia A chúng tôi đã thấy rất phấn khởi với cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ phòng học, phòng chức năng. Trải qua chặng đường gập ghềnh gần 10 km, chúng tôi đã vào đến Hang Kia B. Nổi bật giữa thung lũng ngô xanh ngắt là ngôi trường TH&THCS Hang Kia B đang xây dựng phần thô. Với tiến độ này, chỉ vài tháng nữa thôi, ngôi trường với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 18 tỷ đồng hoàn thành sẽ mang đến một bộ mặt mới, cuộc sống mới, hy vọng mới cho đồng bào Mông nơi đây.

Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, giáo dục Hang Kia đã được đặc biệt quan tâm với việc từ tháng 3/2018 đến nay, phòng GD&ĐT huyện Mai Châu đã chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn xã tổ chức được 7 lớp phổ cập giáo dục cho người lớn tuổi với tổng số gần 170 học viên. Tham dự lớp học, các học viên được cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết về tự nhiên, xã hội; qua đó giúp nâng cao năng lực lao động sản xuất, chất lượng dân trí và cuộc sống. Đồng chí Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Những năm qua luôn tồn tại một thực tế là có sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, Sở đã chủ trì cũng như chỉ đạo các phòng GD&ĐT tham mưu cho lãnh đạo địa phương tập trung nguồn lực cả về vật chất và con người để đầu tư cho các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đã được các địa phương sử dụng hợp lý, đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất cho các trường vùng cao; thực tế là ngày càng có nhiều trường vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục tại các địa phương này cũng đã có những chuyển biến tích cực.


Cơ sở vật chất trường THCS Mỵ Hòa - vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi đã được đầu tư kinh phí hơn 8 tỷ đồng, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

Nếu như ở huyện Mai Châu đã tạo được khởi sắc giáo dục ở Hang Kia thì huyện Lạc Sơn đã có điểm nhấn ở vùng cao Ngọc Sơn; ở huyện Kỳ Sơn quan tâm xây dựng được trường đạt chuẩn quốc gia tại xã đặc biệt khó khăn Độc Lập; Yên Thủy thì có những ngôi trường xây dựng mới hàng chục tỷ đồng ở xã đặc biệt khó khăn Lạc Sỹ, Lạc Lương... Qua đó có thể thấy bức tranh giáo dục các xã vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh ta những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc.

Đặc biệt, để phát triển quy mô, mạng lưới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại các vùng khó khăn, ngành GD&ĐT đã đẩy mạnh việc quy hoạch, phát triển quy mô, mạng lưới các trường chuyên biệt theo Kế hoạch phát triển giáo dục các vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2020. Kết thúc năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có 13 trường PTDTNT với hơn 3.500 học sinh, trong đó có 9 trường (chiếm gần 70%) đạt chuẩn quốc gia; có 13 trường PTDTBT với gần 2.400 học sinh. Dự kiến trong tháng 10/2018, ngành GD&ĐT sẽ tiếp tục tham mưu chuyển đổi 2 trường phổ thông nằm trên địa bàn các xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi và Lạc Sơn sang loại hình trường PTDTBT nhằm tạo điều kiện học tập tốt hơn cho các em học sinh trên địa bàn.

Đồng chí Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết thêm: Ngành cũng đã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý vùng khó khăn thông qua hoạt động trải nghiệm dự giờ, thực hành tại chỗ, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực. Chủ động bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, tâm huyết vào công tác tại các trường vùng đặc biệt khó khăn. Ngành cũng chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan để thực hiện đảm bảo chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116. Qua đó, chất lượng giáo dục tại vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được nâng lên rõ rệt. Ví dụ như tỉ lệ học sinh đạt học lực giỏi trong các trường PTDTNT năm học 2017 - 2018 chiếm 13,6% (tăng 0,3% so với năm học trước), hạnh kiểm tốt đạt 89,3% (tăng 1,8% so với năm học trước). Trong năm học 2018 - 2019, đối với giáo dục vùng khó khăn, ngành sẽ tập trung giải quyết một số tồn tại như: vấn đề chất lượng giáo dục mũi nhọn; cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của các nhà trường; duy trì sĩ số học sinh; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn sau khi học xong THCS ở trường nội trú huyện sẽ được tiếp tục được học ở trường PTDTNT có cấp THPT.


Dương Liễu



Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục