(HBĐT) - Hiện nay, Lương Sơn là địa phương duy nhất trong tỉnh đã sáp nhập 100% trường TH&THCS. Qua đó, quy mô trường học của huyện giảm từ 70 trường trong năm 2015 (24 trường mầm non, 24 trường tiểu học, 22 trường THCS) xuống còn 43 trường (21 trường mầm non, 22 trường TH&THCS), giảm 27 trường. Cụ thể, năm học 2015 - 2016 sáp nhập được 2 trường, năm học 2016 - 2017 sáp nhập 10 trường, năm học 2017 - 2018 sáp nhập 14 trường và năm học 2018 - 2019 sáp nhập 26 trường.


 

Sau sáp nhập, trường TH&THCS Tân Thành có 33 lớp với 942 học sinh.

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lương Sơn cho biết: Việc sáp nhập trường học có ưu điểm lớn nhất là đã bố trí, sắp xếp giảm biên chế (giảm 21 cán bộ quản lý, 8 giáo viên, 4 nhân viên). Tiếp tục bố trí, sắp xếp hợp lý, giảm biên chế về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở một số vị trí như thư viện; thiết bị, thí nghiệm; văn thư; thủ quỹ; y tế; kế toán... Đồng thời thực hiện điều động giáo viên, nhân viên thừa của các trường do sáp nhập đến các nơi thiếu giáo viên, nhân viên; giảm sự mất cân đối về đội ngũ giữa các trường học, bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ tại các đơn vị hài hoà, cân đối, hợp lý hơn. Ngoài ra, nguồn kinh phí chi cho các hoạt động và đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường được tập trung. Việc sáp nhập trường học khắc phục được tình trạng khó khăn của những năm học trước, nhất là hiện tượng thừa, thiếu phòng học giữa các cấp trong cùng địa bàn. Đồng thời phát huy hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có. Một số đơn vị trường sau khi sáp nhập đã được đầu tư đảm bảo quy định. Giảm đầu tư kinh phí xây dựng nhà hiệu bộ, phòng chức năng và các công trình phụ trợ cho 2 - 3 nhà trường như trước đây, từ đó có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Năm 2017, 2018, huyện Lương Sơn có 6 trường TH&THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia (trong đó có trường sáp nhập từ 3 trường thành 1 trường làTH&THCS Tân Thành).

Tuy nhiên, công tác sáp nhập trường học ở huyện Lương Sơn cho thấy, một số nơi chưa nhận thức được đầy đủ mục tiêu của việc sáp nhập, dẫn đến còn băn khoăn, chưa tích cực ủng hộ hoặc kiến nghị không thực hiện sáp nhập trường... Về quản lý và tổ chức hoạt động còn có sự bất cập trong việc tổ chức các hoạt động chung cho học sinh, giáo viên, tổ chức các hoạt động chuyên môn. Do sáp nhập dẫn đến việc hiệu trưởng tiểu học xuống làm phó hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tiểu học xuống làm giáo viên... cũng gây băn khoăn cần phải quan tâm, giải quyết. Thực hiện nhiệm vụ của một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng gặp khó khăn khi khối lượng và tính chất phức tạp của công việc tăng gấp 2 - 3 lần...

Đặc biệt, sau sáp nhập, một số trường có quy mô lớn như TH&THCS Cửu Long (39 lớp, 1.340 học sinh), TH&THCS Hoà Sơn (35 lớp, 975 học sinh), TH&THCS Tân Thành (33 lớp, 942 học sinh), TH&THCS Cao Thắng (30 lớp, 930 học sinh)... đã gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy và học của các nhà trường.

Đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT huyện trao đổi: Ngoài ra, việc sáp nhập trường học đã dẫn đến những vấn đề như bố trí nhân sự gặp nhiều khó khăn do số lớp ít, vì vậy việc phân công giáo viên giảng dạy 19 tiết/tuần đối với bậc THCS và 23 tiết/tuần đối với giáo viên tiểu học (khi sử dụng giáo viên Mĩ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ ... dạy cả 2 cấp học) dễ gây thắc mắc trong phân công số tiết giảng dạy theo định mức, thực hiện chế độ phụ cấp đứng lớp. Việc sinh hoạt chuyên môn cơ bản vẫn tách bạch ở hai cấp, chưa có sự phối kết hợp tốt để thúc đẩy chất lượng giữa cấp tiểu học, THCS và ngược lại. Do đó, chúng tôi mong muốn sớm có quy định công nhận hạng trường phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo chế độ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Sở GD&ĐT cũng cần tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo về công tác quản lý các trường liên cấp để cán bộ quản lý các trường được tăng cường thêm nghiệp vụ, năng lực và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

Dương Liễu


Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục