Đánh giá đề Ngữ Văn năm nay tương đối dễ hiểu, vừa sức, các thí sinh cũng tỏ ra khá hào hứng vì có tới 95% kiến thức rơi vào chương trình lớp 12.


Các thí sinh khá hồ hởi sau khi hoàn thành buổi thi Ngữ văn sáng 25/6 (Ảnh: Hoàng Hiếu/Vietnam+)

Kết thúc giờ thi Ngữ văn - môn thi bắt buộc đầu tiên của Kỳ thi Phổ thông trung học Quốc gia 2019, nhiều thí sinh đã rời điểm thi với tâm trạng khá thoải mái.

Nguyễn Quỳnh Anh (Trường Trung học Phổ thông Chuyên Amsterdam, Hà Nội) cho hay: "Theo em đánh giá, đề năm nay khá dễ hiểu, không có phần thách đố thí sinh. Mặc dù lệch tủ nhưng em cũng khá tự tin với bài làm của mình.”

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Hoàng Giang cũng tỏ ra tự tin. Thí sinh này cho hay: Có tới 95% kiến thức trong đề Ngữ văn nằm trong chương trình học lớp 12.

"Vì vậy, em làm tương đối tốt và nghĩ mình sẽ đạt điểm khả quan,” Giang chia sẻ.

Đối với phần làm văn, Giang cho biết em khá hứng thú với độ mở của đề thi khi yêu cầu thí sinh tự viết về ý chí của con người trong cuộc sống dựa trên một đoạn trích trong bài thơ Trước biển của Vũ Quần Phương.

"Ý chí con người là đề tài khá rộng. Tuy nhiên, theo em, đây cũng câu sẽ phân loại tư duy cũng như cách tiếp cận vấn đề cho các thí sinh,” Giang bày tỏ quan điểm.

Tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Đống Đa (Hà Nội), tâm trạng chung của các thí sinh cũng khá vui vẻ và tự tin.

Ngô Khánh Linh, học sinh lớp 12A1, Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, hồ hởi chia sẻ: "Đề thi Văn năm nay không quá khó, nội dung bám sát chương trình học và đúng với kiến thức em đã được thầy cô hướng dẫn ôn luyện."

Theo Linh, phần làm văn rơi vào tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến cô bé hơi bất ngờ. Tuy nhiên, đây là tác phẩm hay và đẹp cả về nội dung lẫn cách thức thể hiện nên rất dễ gây ra hứng thú cho thí sinh khi làm bài.

Thở phào trong vòng tay người thân, Nguyễn Hữu Phương Lâm, học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Huyên, nhận xét: "Đề thi này, em đã không ôn kỹ câu cuối nên không hài lòng với bài làm của mình lắm. Mấy tháng vừa rồi, em tập trung ôn vào các môn khối A1 nên khi đọc đề cũng hơi bất ngờ vì phần thơ dài. Tuy nhiên, em vẫn tự tin sẽ có điểm cao vì đã cố gắng hoàn thành xong bài thi tốt nhất."

Tự tin với khả năng làm bài của mình, Nguyễn Trần Nam, học sinh Trường Trung học phổ thông Bắc Hà cho biết: "Em khá tự tin với môn ngữ văn bởi em đã ôn hết tất cả các tác phẩm chứ không tập trung vào tác phẩm đinh nào giống như các bạn. Vì thế, em tự tin bài thì này sẽ dành được từ 7-9 điểm"./.

 

          TheoVietnamplus

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục