Nhiều thí sinh nhận xét, đề thi môn Giáo dục công dân kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 dễ, là môn "cứu” cho 2 môn Địa và Sử giúp các em xét tuyển ĐH.

Sáng 27/6, thí sinh đã thi ngày thi cuối cùng của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân). Mỗi môn thi, thí sinh làm bài trong 50 phút.

Sau khi kết thúc môn thi Giáo dục công dân, nhiều thí sinh tại Hội đồng thi THPT Việt Đức nhận xét đề thi môn Giáo dục công dân dễ, áp dụng nhiều tình huống vận dụng từ đời sống vào bài.

Thí sinh vui vẻ sau khi hoàn thành tốt môn GDCD

Thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Anh (THPT Hai Bà Trưng, HN) nhận định:  "Đề trong khả năng làm được. Môn GDCD đề rất hay và dễ, đề có đề cập việc hiểu biết luật pháp. Có những vấn đề liên quan đến cung cầu, kinh tế. Em làm được 8,5 điểm. Em nghĩ môn này sẽ "cứu” cho các môn còn lại của em để em có thể đỗ Đại học”.

Em Đoàn Quang Anh, THPT Mai Hắc Đế hồ hởi chia sẻ: Đề năm nay rất dễ, em tự tin nhất  là môn GDCD. Với đề này để lấy được 7 điểm hoàn toàn trong tầm tay. Đề rất rõ ràng, nhiều kiến thức thực tế, em tin rằng môn ấy sẽ "cứu" 2 môn còn lại của em”.

Sau khi hoàn thành các môn thi, em Thuỳ Dung (THPT Trần Phú) cho biết: "Em thấy đề năm nay dễ hơn đề năm ngoái, tính theo 70-30 nên đề dễ thở hơn. Đề thi năm nay có sự phân hoá, bắt đầu những câu cuối có sự phân hoá rõ hơn. Học sinh trung bình khá trở lên là làm được. Em làm được khoảng 70%. Em dự thi vào Đại học Hà Nội. Em cũng vui vì đã làm hết sức, hy vọng sẽ đỗ đại học”.

Cùng chung nhận định với các thí sinh trên, em Trịnh Đức, (Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội) tự tin chia sẻ: "Đề thi năm nay tương đối dễ, không quá khó với tất cả mọi người. Em rất tự tin vào kết quả đủ để vào các trường mà em mong muốn".

Đề thi có kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12

Phần lớn các thí sinh nhận định đề thi có kiến thức nằm trong chương trình lớp 12, không có kiến thức bên ngoài.

Em Lê Văn Tuấn Anh (THPT Lê Quý Đôn), cho rằng: "Em thấy đề thi có kiến thức chủ yếu ở chương trình lớp 12 nên thí sinh học kỹ sẽ làm được trên 60%. Em mong mình đạt được điểm số cao để có thể trúng tuyển vào đại học”.

Còn em Lê Thị Mai, trường THPT Đoàn Kết - quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho rằng: "Đề thi Giáo dục công dân khá hay và dễ, 70% kiến thức lớp 12 trong đó hơn 2/3 là tình huống vận dụng từ đời sống, đúng như kỳ vọng đây là môn thi cứu cánh cho tất cả các thí sinh thi tổ hợp môn KHXH”.

Thí sinh Trần Văn Quân, trường THPT Thăng Long (Hà Nội) chia sẻ sau khi hoàn thành môn thi: "Riêng đề Giáo dục công dân em thấy dễ, hỏi về các vấn đề điều chỉnh pháp luật, quyền công dân… đều nằm trong sách giáo khoa lớp 12 và đề tham khảo, dù hơi dài”.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 được tổ chức làm 5 bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) với thí sinh học chương trình giáo dục THPT.

Để xét tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình giáo dục THPT phải bắt buộc dự thi 4 bài gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn trong hai bài thi tổ hợp. Thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên phải dự thi bắt buộc 3 bài gồm toán, ngữ văn và 1 trong hai bài tổ hợp. Trường hợp thí sinh chọn thi cả hai bài thi tổ hợp thì điểm bài thi nào cao hơn sẽ được sử dụng để xét tốt nghiệp./.

        TheoVOV

                                                  

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục