(HBĐT) - Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí then chốt trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, tỉnh đã tập trung đồng bộ nhiều giải pháp để có bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục.


Trường mầm non xã Trung Minh (TP Hòa Bình) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn.

Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đó là tiêu chí số 5 về trường học và tiêu chí số 14 về giáo dục. Theo quy định, xã đạt tiêu chí số 5 khi có 70% trở lên số trường (mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, TH&THCS) trên địa bàn xã có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia. Xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 khi đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học mức độ 2 trở lên, PCGD THCS mức độ 2 trở lên, xóa mù chữ mức độ 2; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) đạt 70% trở lên. Huyện đạt chuẩn NTM khi có tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia từ 60% trở lên. 

Những năm qua, ngành GD&ĐT đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả trong lĩnh vực GD&ĐT. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đặc biệt đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Do đó, hệ thống trường lớp được đầu tư khang trang, cơ bản đủ các phòng học, phòng chức năng, chuyên môn góp phần phục vụ hoạt động dạy và học. Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã huy động từ các chương trình, dự án khoảng 2.044 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa, xây mới 514 công trình trường học; trong đó, nguồn vốn trực tiếp từ chương trình NTM là 595,3 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, số trường có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia là 205/490 trường (mầm non có 75/190 trường, tiểu học có 39/57 trường, THCS có 23/49 trường, TH&THCS có 49/147 trường, THPT có 19/47 trường đạt chuẩn). Qua đánh giá, đến hết năm 2019, dự kiến có 96/191 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học.

Bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở giáo dục, chất lượng giáo dục cũng được quan tâm thực hiện. Các cấp đã kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập và PCGD. Tổ chức tổng điều tra trình độ dân trí toàn dân vào tháng 9 hàng năm, nắm thực trạng về trình độ dân trí để thực hiện PCGD. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT nói chung, trong đó có PCGD, xóa mù chữ. Chất lượng phổ cập được củng cố, duy trì và nâng cao. Đã có 100% xã đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi và PCGD tiểu học mức độ 2 trở lên; 190/191 xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 trở lên và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp THPT, bổ túc và trung cấp đạt 91,7%. Kết quả đến hết năm 2019, dự kiến có 190/191 xã đạt tiêu chí số 14 về GD&ĐT.

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT tiếp tục huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, tăng cường công tác vận động học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp THPT và học nghề. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, dạy nghề, hướng nghiệp nghề cho người lao động. Phát triển mô hình vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề để thu hút và tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học cho các trường THPT, các cơ sở giáo dục có tổ chức dạy nghề. Tổ chức điều tra, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, người lao động, học sinh lớp 9, học sinh lớp 12 các trường THCS, THPT trên địa bàn. Phát huy vai trò của Trung tâm Học tập cộng đồng trong việc dạy nghề cho người lao động.

Đinh Thắng

Các tin khác


Thẩm định sách giáo khoa: Cần căn cứ chuẩn tối thiểu chương trình mới

Trước nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc thẩm định sách giáo khoa, các chuyên gia cho rằng, việc kết luận sách đạt hay không đạt không thể căn cứ việc sách sửa ít hay nhiều, mới hay cũ, khó hay dễ, mà phải căn cứ vào chuẩn tối thiểu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chấn chỉnh cách ứng xử lệch chuẩn của học sinh 

(HBĐT) -   Hiện nay, tình trạng học sinh sử dụng bạo lực, nói tục, thiếu tôn trọng thầy, cô giáo, người lớn tuổi đang tồn tại ở một bộ phận học sinh. Đó là những hành vi lệch chuẩn phản ánh sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một số học sinh. Hiện tượng ứng xử lệch chuẩn không chỉ xảy ra đối với học sinh THPT, THCS, tiểu học mà ngay cả đối với học sinh mầm non. Chính vì vậy, toàn xã hội và ngành Giáo dục cần có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của từng trường học để chấn chỉnh kịp thời thực trạng này.

Trường TH&THCS Hang Kia B khánh thành thư viện thân thiện

(HBĐT) -   Ngày 26/9, Trường TH&THCS Hang Kia B (Mai Châu) tổ chức lễ khánh thành thư viện trường học thân thiện.

Đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2019 - 2020

(HBĐT) - Năm học 2018 - 2019, công tác BHYT đối với học sinh, sinh viên (HSSV) được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm tổ chức triển khai thực hiện và đạt kết quả cao, có trường đạt 100% học sinh tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều HSSV chưa tham gia BHYT bắt buộc theo quy định.

Hiệu quả Quỹ Khuyến học các cấp

(HBĐT) - Ngay trong lễ khai giảng và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường năm học 2019 - 2020, hàng nghìn phần quà, suất học bổng trị giá hàng tỷ đồng đã được Hội Khuyến học các cấp, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm… trao đến học sinh nghèo vượt khó, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đây là món quà động viên tinh thần có ý nghĩa lớn lao để đồng hành, nâng bước các em trước thềm năm học mới. Thông qua hoạt động này, Quỹ Khuyến học các cấp đã phát huy được vai trò là nhân tố tiên phong, khơi gợi sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội đối với hoạt động khuyến học, khuyến tài.

Giáo dục hoà nhập ở huyện Tân Lạc - hiệu quả từ một dự án

(HBĐT) - Dự án Tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật (TKT) trong giáo dục hoà nhập (Dự án) do Viện Tài chính vi mô và phát triển cộng đồng - MACDI triển khai thực hiện trong 2 năm (2018 - 2019) trên địa bàn 6 xã của huyện Tân Lạc. Mục tiêu dự án nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, lãnh đạo các trường học trên địa bàn huyện về giáo dục hòa nhập cho TKT; cải thiện môi trường hòa nhập và cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương cho TKT tham gia học tập tại các trường học. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của TKT vào các hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao trong nhà trường và đoàn, đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục