(HBĐT) -   Hiện nay, tình trạng học sinh sử dụng bạo lực, nói tục, thiếu tôn trọng thầy, cô giáo, người lớn tuổi đang tồn tại ở một bộ phận học sinh. Đó là những hành vi lệch chuẩn phản ánh sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một số học sinh. Hiện tượng ứng xử lệch chuẩn không chỉ xảy ra đối với học sinh THPT, THCS, tiểu học mà ngay cả đối với học sinh mầm non. Chính vì vậy, toàn xã hội và ngành Giáo dục cần có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của từng trường học để chấn chỉnh kịp thời thực trạng này.




Các trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Ảnh chụp tại Trường TH&THCS xã Hợp Thanh (Lương Sơn).
       
 Chị Nguyễn Thị Anh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) chia sẻ: Tôi bán nước ven sông Đà hơn chục năm nay. Vào giờ tan học, từng nhóm học sinh THPT, THCS khoảng 5 - 10 cháu thường tới quán tôi uống nước. Con gái thì nhuộm tóc vàng hoe, môi đỏ chót không giống với học sinh mà như những dân chơi chính thống. Không chỉ có vậy, các cháu còn văng tục một cách hồn nhiên. Nhiều câu văng tục của các cháu tôi phải bịt tai không dám nghe vì nó quá bậy. Học sinh có thể văng những câu thiếu văn hóa, thậm chí có em bức xúc thầy, cô giáo trên lớp ra quán nước chửi thầy, cô giáo là "con điên”, "con hãm”, những cháu đi cùng không lên án, ngăn chặn việc văng tục mà còn a dua theo. Không chỉ văng tục một số học sinh còn có hành vi gây hấn, hành hung nhau ngay giữa đường.
       
Hiện nay, chuẩn mực đạo đức trong một bộ phận học sinh đang đáng báo động với những hành vi như: đua đòi, thực dụng, xa hoa, lãng phí; lười lao động; trộm cắp vặt; không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Học sinh không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của bạn bè, người thân. Nghiêm trọng hơn, một số học sinh có hành vi sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn; vi phạm luật giao thông. Trong trường học, nhiều học sinh coi thường nội quy, quy chế của nhà trường; cư xử thiếu lễ phép với thầy, cô. Một số bạn phản ứng tiêu cực trước sự nhắc nhở của thầy, cô giáo về việc đi học muộn, nghỉ học không xin phép, rủ nhau trốn học đi chơi game...

   Em N. K. L., phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Cháu chơi với một đám bạn, chúng cháu vẫn hay rủ nhau đi chơi game. Nhiều hôm được nghỉ học chúng cháu trốn bố mẹ đi chơi game. Trong lúc chơi chúng cháu thường nói tục. Nếu ai mà không văng tục sẽ bị chê là quê, bị cho là không hòa đồng, không được coi là game thủ và sẽ bị hội bạn tẩy chay. Nên cháu cũng nói tục theo bạn, lúc đầu cháu cũng thấy ngượng, sau vài lần thành quen miệng.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiển, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT) cho biết: Nguyên nhân của hiện tượng lệch chuẩn ở một số học sinh là do các em chưa có ý thức chấp hành quy định, kỷ cương của nhà trường. Tâm lý a dua, bị bạn bè rủ rê dẫn tới những hành vi vi phạm quy chuẩn đạo đức của học sinh. Ngoài ra, còn do sự tác động của công nghệ thông tin, sự xâm nhập không lành mạnh của văn hóa đồi trụy…

 Trước thực trạng lệch chuẩn diễn ra ở một số học sinh, Sở GD&ĐT đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn. Từ ngày 28/5/2019, Sở thực hiện theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Theo đó, đối với học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, cơ sở giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT chỉ đạo tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh phải xây dựng được những quy định phù hợp trong ứng xử, giao tiếp cho học sinh. Kết quả, đã có 80% các trường học trên địa bàn tỉnh xây dựng được bộ quy tắc ứng xử cho học sinh. Các trường học tăng cường việc trao đổi, chia sẻ giữa học sinh với thầy, cô giáo để nắm được những tâm tư, nguyện vọng của học sinh.

  Đồng chí Nguyễn Văn Hiển cho biết thêm: Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT kiên quyết ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn tồn tại trong một bộ phận học sinh. Đối với nhà trường, cần tăng cường công tác đối thoại giữa học sinh và thầy, cô giáo để học sinh có thể chia sẻ những suy nghĩ với thầy, cô. Các trường học tích cực hơn trong xây dựng trường học thân thiện, văn hóa học đường sẽ ngăn ngừa được những ngôn ngữ thô tục. Tăng cường trang bị kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng từ chối… 

Bên cạnh đó, để loại bỏ những hành vi lệch chuẩn trong học sinh cần đẩy mạnh CVĐ xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Đoàn Thanh niên tích cực nhắc nhở đoàn viên nói năng, giao tiếp, ứng xử có văn hóa. Ngoài ra, ông bà, cha mẹ phải làm gương trong giao tiếp thì sẽ hạn chế được tình trạng bắt chước đối với trẻ em.


Thu Thủy

Các tin khác


Bước tiến trong phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học

(HBĐT) -   100% các đơn vị, trường học tổ chức, thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức. Đổi mới phương pháp giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực học sinh, sinh viên (HSSV), tạo sự hứng thú, yêu thích cho HSSV khi tham gia giờ học thể dục. Đó là những điểm mới đáng ghi nhận trong hoạt động giáo dục thể chất, thể thao trường học trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua.

Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra 10 trường đại học, 4 sở giáo dục

Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra việc thực hiện tuyển sinh năm 2019 tại 10 cơ sở giáo dục ĐH và việc thực hiện quy định tại 4 sở giáo dục.

Trên 85% đơn vị trường học đạt tiêu chuẩn cơ quan, đơn vị văn hóa

(HBĐT) - Trong năm học qua, Công đoàn ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác tham mưu với chính quyền giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động; tổ chức thăm và tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi; trao quà và tiền cho đoàn viên Công đoàn bị tai nạn lao động, hoàn cảnh khó khăn, tai nạn rủi ro… với tổng số tiền gần 100 triệu đồng.

Tăng cường triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(HBĐT) - Năm học 2019 - 2020 đã chính thức bắt đầu được hơn 1 tháng. Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng được ngành GD&ĐT quan tâm tập trung triển khai ngay từ đầu năm học là vấn đề giáo dục an toàn giao thông (ATGT). Toàn ngành GD tỉnh ta hiện có trên 250 nghìn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên. Đây là một lực lượng đông đảo, hàng ngày trực tiếp tham gia vào các hoạt động giao thông và tiềm ẩn nhiều vấn đề gây mất ATGT.

Trại hè Obninsk 2019 – Dấu ấn không phai

Đã thành truyền thống, Trại hè sinh viên Việt Nam tại LB Nga lần thứ tư với tên gọi "Obninsk Summer Camp 2019 – Dấu ấn” ("OSC 2019 – Dấu ấn”), vừa diễn ra trong hai ngày 14 và 15-9 tại khu nghỉ dưỡng Ivolga, tỉnh Kaluga, LB Nga. Đây là một hoạt động bổ ích, một sân chơi ý nghĩa để những sinh viên Việt Nam ưu tú được cháy hết mình, như một "dấu ấn” của những năm tháng tuổi trẻ rực rỡ nhất.

Học sinh trường chuyên Phan Bội Châu vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2019

Vượt qua ba thí sinh khác ở vòng chung kết, thí sinh Trần Thế Trung (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) giành vòng nguyệt quế, trở thành nhà vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục