(HBĐT) - Nằm trên địa bàn xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, nhưng những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cơ sở vật chất trường PT DTNT THCS&THPT Ngọc Sơn đã được xây dựng, trang bị khang trang, hiện đại. Đặc biệt, nhà trường đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy.

Đồng chí Đào Việt Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện có 2 phòng máy với hơn 40 máy vi tính. Có 4/16 lớp học được trang bị ti vi. Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Nhờ vậy, chất lượng các giờ giảng được nâng lên rõ rệt. Học sinh rất thích thú, đánh giá cách truyền thụ đổi mới, có sự hỗ trợ của các thiết bị CNTT giúp nội dung bài giảng sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu.     


Sử dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường TH&THCS Kim Tiến (Kim Bôi).

 Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, hiện nay, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh được kết nối internet tốc độ cao (82,6% kết nối băng thông rộng FTTH, còn lại là 3G); 84,4% cơ sở giáo dục kết nối mạng LAN và wifi. Toàn tỉnh có 55% cơ sở giáo dục có phòng học máy tính; 47% cơ sở giáo dục phổ thông có phòng trình chiếu đa năng. Các trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, đủ số lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng cơ sở giáo dục.

  Với mục tiêu tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, hiện nay, các hệ thống thông tin nền tảng phục vụ công tác quản lý, điều hành: email, website, họp trực tuyến được duy trì ổn định và nâng cấp, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý của toàn ngành. Hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục, đào tạo đã được hình thành, sử dụng ổn định, khai thác có hiệu quả. 100% cơ sở giáo dục phổ thông đã sử dụng hệ thống thông tin quản lý nhà trường (SMAS, VNedu). Các hệ thống thông tin đáp ứng đầy đủ thông tin cho công tác hoạch định chính sách và chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục cho cơ quan quản lý giáo dục các cấp trên địa bàn.

Việc ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học được chú trọng. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có gần 9% tiết được giảng dạy với sự hỗ trợ của CNTT. Kho bài giảng E-learning được tổng hợp, biên soạn lại để chuẩn bị kết nối đưa lên mạng internet phục vụ giáo viên và học sinh truy cập. Toàn tỉnh có 87 trường THCS tham gia Dự án YouthSpark Digital Inclusion thực hiện giảng dạy, học tập chương trình tin học ứng dụng và khoa học máy tính bước đầu có hiệu quả tốt. Sở GD&ĐT triển khai thí điểm trải nghiệm sáng tạo khoa học công nghệ trên nền tảng Micro:bit ở các trường học trên địa bàn huyện Mai Châu bước đầu có những kết quả đáng khích lệ, đã tổ chức giao lưu có 30 sản phẩm tham dự. Các sản phẩm của học sinh mang tính sáng tạo cao, học sinh say mê nghiên cứu tích hợp kiến thức từ các môn học để tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao; có 4 sản phẩm tham dự Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.

Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Ứng dụng CNTT trong dạy học được coi là then chốt, góp phần giúp học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, hoàn thiện đầy đủ các kỹ năng. Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT vào dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Giáo viên không bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Ứng dụng CNTT trong dạy học còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận nâng cao chất lượng giáo án, chất lượng hoạt động chuyên môn.

Dương Liễu

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục