Chiều 16/4, trao đổi với phóng viên báo Tin tức, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo - GD&ĐT) cho biết, Bộ đang tính toán phương án chi tiết để đảm bảo an toàn, công bằng cho học sinh trở lại trường học. Dự kiến, cuối tuần này công bố.


Học sinh trường THPT Nguyễn Huệ, TP Tam Điệp, Ninh Bình. Ảnh: Vũ Vân. 

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, đối với học sinh lớp 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tính đến việc ôn tập đảm bảo công bằng với những học sinh tại các địa phương đi học trước và vẫn phải nghỉ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vấn đề này đang tiếp tục thảo luận và cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Trong ngày 16/4, địa phương đầu tiên quyết định cho học sinh lớp 9 và 12 đi học trở lại từ ngày 20/4 là Cà Mau. Chủ tịch UBND tỉnh giao sở GD&ĐT địa phương căn cứ tình hình thực tế của các trường, lớp học và giáo viên để có biện pháp chia nhỏ sĩ số lớp.

UBND Lâm Đồng cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 19/4 và chờ văn bản tiếp theo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch COVID-19. 

Có hai địa phương có văn bản mới nhất về việc cho học sinh nghỉ đến hết ngày 2/5, 3/5 là Đồng Tháp và Hà Nam. Trong thời gian này, UBND các tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, địa phương thông báo và chỉ đạo cơ sở giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện biện pháp hiệu quả phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời, yêu cầu các nhà trường, giáo viên thực hiện tốt hướng dẫn, ôn tập kiến thức cho học sinh qua hệ thống trực tuyến, đảm bảo an toàn và chất lượng.

Các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đến ngày 22/4 và quyết định cho học sinh nghỉ đến hết ngày 30/4. Trước đó, tối 15/4, UBND TP Hà Nội đã thông báo cho học sinh tiếp tục nghỉ từ 16/4...

Nhiều địa phương khác vẫn chưa có văn bản mới và vẫn đang trong tình trạng "chưa hẹn ngày học sinh trở lại trường". 

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, ông Nguyễn Văn Thuận, trong thời gian tới, nếu tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, học sinh tiếp tục phải nghỉ học, Sở GD&ĐT sẽ có chỉ đạo cụ thể, hợp lý công tác dạy và học cho các đơn vị. Các trường học tổ chức dạy trực tuyến với nội dung bài mới theo khung chương trình chung thống nhất về thời gian, thời lượng, thống nhất hình thức dạy học trực tuyến; đồng thời, tiếp tục dạy học trên truyền hình với các chuyên đề ôn tập cho học sinh cuối cấp; triển khai kho học liệu dùng chung cho học sinh cuối cấp (khối 9 và khối 12); tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập trực tuyến của các đơn vị.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ về phương án học tập đối với 36 địa phương có nguy cơ thấp. Nếu đảm bảo an toàn, Bộ GD&ĐT xem xét cho học sinh đi học trở lại.

Các địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao bao gồm: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh.

Nhóm có nguy cơ trung bình gồm: Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hải Phòng. Những tỉnh, thành còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Các trường ngoài công lập gặp khó thời đại dịch Covid-19

(HBĐT) - Mọi hoạt động phải tạm dừng, không đủ năng lực tài chính để hỗ trợ cán bộ, giáo viên, thậm chí đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu đại dịch kéo dài. Đó là tình cảnh các trường học thuộc hệ thống giáo dục ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đang gặp phải trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Xây dựng xã hội học tập theo lời Bác Hồ dạy

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên trong cả nước đã xóa xong nạn mù chữ, vì thế, vinh dự được nhận thư khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 1/1961. Trước đó, tháng 11/1948, Bác gửi thư khen ngợi "đồng bào và nam nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông” (nay thuộc thị trấn Ba Hàng Đồi - Lạc Thủy) thanh toán xong nạn mù chữ, trở thành địa bàn đầu tiên của tỉnh chiến thắng "giặc dốt”. Những lá thư của Bác như ngọn đuốc thắp sáng tinh thần hiếu học của các thế hệ người con Hòa Bình. Để từ đó, toàn tỉnh tích cực xây dựng xã hội học tập (XHHT) theo lời Bác Hồ dạy.

Bộ Giáo dục và Đào tạo báo động về kẻ xấu xâm nhập các lớp học online

Sáng 13/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra cảnh báo với các trường học về hiện tượng kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học, phòng học trực tuyến trong quá trình dạy học online.

Dạy học trực tuyến - Có sự chênh lệch giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn

Trong thời gian học sinh nghỉ học kéo dài do dịch COVID-19, tỉnh Cà Mau đã và đang nỗ lực khắc phục những khó khăn, chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo đủ điều kiện cho hơn 20.000 học sinh cuối cấp được học tập bình thường.

Ngày 10/7/2020 sẽ là ngày kết thúc học kỳ II năm học 2019 – 2020

(HBĐT)-UBND tỉnh đã có Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 1/4/2020 về việc "Quyết định điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh”.

Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết Tiếng Việt

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có ý kiến chính thức về "Tác phẩm Chữ VN song song 4.0”. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: "Hiện nay, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết Tiếng Việt".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục