Bộ Y tế vừa có công văn số 2234/BYT-MT gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục.

Chú thích ảnh
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Thái Bình trong ngày đầu đi học trở lại (ngày 20/4/2020). Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Theo công văn này, Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng hướng dẫn chi tiết cho các tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, dựa trên các văn bản hướng dẫn đã được ban hành trước đây.

Bộ Y tế đề nghị bổ sung một số yêu cầu cụ thể trong văn bản hướng dẫn chi tiết gửi các tỉnh, thành phố. Đó là tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên và người lao động trong các cơ sở giáo dục phải đeo khẩu trang trên đường đến trường và trở về nhà, trong thời gian ở trường.

Quá trình học tập ở trường, học sinh, sinh viên phải được bố trí chỗ ngồi đảm bảo khoảng cách giữa các học sinh, sinh viên tối thiểu 1,5m. Trên cơ sở đó, căn cứ tình hình thực tế từng phòng học, từng bàn học có thể bố trí mỗi học sinh ngồi một bàn hoặc hai học sinh ngồi một bàn hoặc ngồi so le... cho phù hợp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong các hoạt động chung của học sinh, giáo viên.  

Cùng với đó, Bộ Y tế đề nghị cần bổ sung trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trong việc cụ thể hóa các nội dung hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để phù hợp với điều kiện của từng địa phương. UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai và kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến với các Sở Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã đề nghị các địa phương nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi quyết định cho học sinh đi học trở lại. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau. Mỗi lớp học có thể tách đôi số lượng học sinh để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa 2 người học. Việc dạy và học có thể kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.


                                                 Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cảnh báo mất an toàn thông tin từ phần mềm họp trực tuyến Zoom

(HBĐT) - Căn cứ Công văn số 250, ngày 14/4/2020 của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông  (TT&TT) về việc cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin từ phần mềm họp trực tuyến Zoom (bản photocopy đính kèm), vừa qua, Sở TT&TT đã ban hành Văn bản số 321/STTTT - CNTT gửi các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp Viễn thông – Công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh. Công văn nêu rõ:

Phát huy truyền thống dạy hay-học tốt, vượt qua “mùa Covid-19”

Dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã khiến hoạt động dạy và học hoàn toàn thay đổi. Không gian dạy học giờ đây không còn là "bảng đen phấn trắng'' nữa, thay vào đó là màn hình của thiết bị công nghệ, khái niệm dạy và học qua truyền hình, trực tuyến, từ xa cũng nhanh chóng phổ biến với thầy cô, học trò …

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Trường học an toàn mới cho học sinh đi học trở lại

Bắt đầu từ hôm nay (20/4), Thái Bình và Cà Mau là hai tỉnh đầu tiên quyết định đón học sinh trở lại trường, sau thời gian dài tạm nghỉ vì dịch COVID-19. Nhiều tỉnh, thành thuộc nhóm có nguy cơ thấp cũng lên kế hoạch cho học sinh trở lại trường vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5/2020.

19 địa phương thay đổi lịch nghỉ học

Đến chiều 19/4, 17 tỉnh, thành thông báo học sinh tiếp tục nghỉ, riêng Cà Mau, Thái Bình cho lớp 9 và bậc THPT đi học từ ngày mai 20/4.

Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 3-5

Chiều 17-4, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đến hết ngày 3-5 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Dở khóc, dở cười học online tiểu học

(HBĐT) - Dịch Covid-19 kéo dài đã hơn 3 tháng và diễn biến còn phức tạp, chưa biết bao giờ kết thúc. Trẻ em nghỉ học dài ngày, rơi rụng kiến thức đang là nỗi đau đầu cho ngành Giáo dục và cả xã hội, nhất là các gia đình. Dạy học online là giải pháp hợp lý đã được tính đến và đang được duy trì trong bối cảnh này. Thế nhưng, xung quanh việc học online qua mạng biết bao câu chuyện dở khóc, dở cười.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục