Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến với các cơ sở GD sẽ tạo hành lang pháp lý để nhà trường tổ chức thực hiện.
Ảnh minh họa/INT
Kế thừa thành quả
Ông Nguyễn Sơn Hải cho biết: Khi chưa có dịch Covid-19, ngành GD-ĐT đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Năm 2017, Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Đây là lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ có chủ trương về ứng dụng CNTT trong ngành GD.
Đề án này là một trong những giải pháp để triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương. Trong nội dung của đề án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GD phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
Liên quan đến dạy học trực tuyến, ngành GD-ĐT đã sớm ứng dụng CNTT vào trong nhà trường thông qua các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-learning. Từ năm 2010 - 2017 có 4 cuộc thi với hàng chục nghìn GV tham gia. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức về E-learning, vai trò của E-learning trong GD phổ thông, nâng cao kĩ năng về sử dụng công nghệ số trong dạy học.
Kết quả của cuộc thi là các bài giảng E-learning, Bộ đã lựa chọn những bài giảng tốt để đưa lên mạng. Hiện Bộ đã phối hợp với Đề án Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ đưa vào kho bài giảng hơn 7.000 bài. Trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, ngành GD đẩy mạnh dạy học trực tuyến, kho bài giảng này đã phát huy tác dụng, giúp giáo viên, nhà trường, học sinh tham khảo.
Ông Nguyễn Sơn Hải.
Tất cả trường học đều có thể áp dụng dạy học trực tuyến
Trong thời gian giãn cách xã hội, thực hiện phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, Bộ GD&ĐT nhanh chóng hướng dẫn nhà trường tổ chức hoạt động dạy học qua mạng, tùy theo điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, Bộ có hướng dẫn tinh giản chương trình để phù hợp với bối cảnh học trực tuyến, có hướng dẫn kiểm tra đánh giá công nhận kết quả dạy học trực tuyến.
Cũng theo ông Hải, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT chung tay hỗ trợ, tài trợ ngành GD các điều kiện về hoạt động CNTT gồm hạ tầng CNTT, đường truyền Internet, miễn phí phần mềm dạy học trực tuyến, hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học trực tuyến.
"Khi đó hầu hết trường học đều có thể tổ chức dạy học trực tuyến theo các mức độ khác nhau. Những trường ở khu vực khó khăn, Bộ chỉ đạo các sở phối hợp với đài truyền hình tổ chức dạy học trên truyền hình”, ông Hải cho hay.
Để kế thừa phát huy những thành quả của việc dạy học trực tuyến trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT xác định tiếp tục dạy học trực tuyến, các nhà trường phải tăng cường triển khai các hoạt động giáo dục qua mạng. Theo đó, dạy học trực tuyến có 3 mức độ: Mức độ thứ nhất là hỗ trợ, tiếp theo là thay thế một phần những nội dung hoạt động giáo dục. Mức độ 3 có thể thay thế hoàn toàn, áp dụng khi học sinh không thể đến trường do điều kiện dịch bệnh, thiên tai. Như vậy trong điều kiện nào, nhà trường đều có thể áp dụng được, không áp dụng cả trường thì áp dụng một phần, không áp dụng mức độ 2 thì áp dụng mức độ 1.
Dự kiến, sau khi được ban hành, Bộ sẽ đưa việc dạy học trực tuyến như là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của năm học. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thực tế, từng cơ sở giáo dục sẽ xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp, với những mức độ khác nhau.
Theo Báo Giáo duc thời đại
(HBĐT) - Tháng 9/1945, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cả nước có 95% dân số bị mù chữ. Trước tình hình đó, ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để trông coi việc học trên toàn cõi Việt Nam.
Sau khi kết thúc đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, từ ngày 11/8, các Sở GD&ĐT trên cả nước bắt đầu chấm thi và dự kiến công bố kết quả vào ngày 27/8.
Năm học 2020-2021, thời gian tựu trường lùi sang đầu tháng 9 thay vì tháng 8 như các năm trước, cả nước vẫn giữ ngày khai giảng ngày 5/9.
Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho đợt thi Bài kiểm tra tư duy đối với các thí sinh có nguyện vọng tuyển sinh vào trường năm học này. Có hơn 5.600 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
Ngày 11/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.