(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021, trên địa bàn huyện Đà Bắc có 21 trường trực thuộc Phòng GD&ĐT với hơn 5.000 học sinh, trong đó, học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng gần 90%. Để đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục, các trường học học trên địa bàn huyện đã tích cực thực hiện việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh.



Học sinh lớp 1, trường tiểu học Đồng Chum (Đà Bắc) trong tiết học Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện một số giải pháp như: tăng cường tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tạo môi trường học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt cho tất cả các đối tượng học sinh. Đối với học sinh còn hạn chế về vốn tiếng Việt, giáo viên có thể sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng tiếng Việt. Đối với lớp 1 có nhiều học sinh DTTS chưa biết, hoặc biết ít tiếng Việt, các đơn vị tổ chức dạy học tăng thời lượng cho 2 môn Tiếng Việt và Toán, có thể giảm thời lượng các môn học khác, nhưng không được bỏ tiết, bỏ bài. Đối với các lớp 2, 3, 4, 5: tăng cường dạy học tiếng Việt trong tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, chú trọng việc rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, nhằm phát triển vốn tiếng Việt cho học sinh. Huyện cũng đã nỗ lực triển khai việc dạy học 2 buổi/ngày; đồng thời xây dựng được 2 trường PTDTBT đều thuộc các đơn vị vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho học sinh DTTS đến trường học thuận lợi, có nhiều thời gian học tập ở trường, nhờ đó, chất lượng học tập môn Tiếng Việt được nâng lên.

Ngoài ra, để tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, các nhà trường tích cực xây dựng mô hình "thư viện thân thiện”, "thư viện xanh”, xây dựng cho học sinh thói quen đọc sách, tăng cơ hội tiếp cận sách, tiếp cận thông tin, phát triển khả năng tìm kiếm thông tin, rèn kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt, góp phần hỗ trợ học tốt môn Tiếng Việt.

Kết quả của những giải pháp phù hợp trên đã giúp 100% học sinh lớp 1 được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Các lớp 2, 3, 4, 5 đều được tăng cường tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục, các tiết tăng cường buổi 2. Chất lượng giáo dục đại trà của học sinh được nâng lên. Học sinh tích cực tham gia hoạt động tập thể của trường, khả năng giao tiếp của các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp.

Tuy nhiên, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS tại huyện cũng gặp một số khó khăn như: hầu hết các trường tiểu học, TH&THCS, PTDTBT TH&THCS vùng DTTS ở huyện Đà Bắc đều xa trung tâm huyện; một số trường có nhiều điểm lẻ, có những điểm trường lẻ cách điểm trường chính từ 9 - 10 km; vẫn còn lớp ghép 2-3 trình độ, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra, đôn đốc của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục. Cơ sở vật chất các trường còn thiếu phòng học, phòng chức năng, phòng thư viện, trang thiết bị dạy học hiện đại còn ít, kinh phí hạn chế... Học sinh là người DTTS thường phát âm chưa chuẩn, nhiều học sinh còn e dè, nhút nhát, thiếu tự tin khi đến trường.

Để giải quyết những khó khăn, tồn tại, đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường tổ chức chuyên đề bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. Từ đó, nắm rõ được thực trạng, nguyên nhân, đề ra những giải pháp, chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, hạn chế tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt. Các trường phải tổ chức tốt việc sinh hoạt chuyên môn, giáo viên thiết kế bài học linh hoạt, không rập khuôn, máy móc; sử dụng triệt để, hiệu quả các đồ dùng, trang thiết bị dạy học được cấp và tự làm. Đồng thời, duy trì tổ chức các cuộc giao lưu cho học sinh như "Giao lưu tiếng Việt của chúng em”; thành lập câu lạc bộ Tiếng Việt tại các trường để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, tổ chức Ngày hội học sinh nhằm giúp các em có môi trường giao lưu, rèn kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS.        


Dương Liễu

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục