(HBĐT) - Vẫn biết, "Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” và là người dân Việt Nam hẳn ai cũng đã từng nghe, từng biết và thuộc lòng vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhắc nhở , mạn đàm về tinh thần "Tôn sư, trọng đạo” như: "Muốn sang thì bác cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”; "Ơn thầy soi lối mở đường/ Cho con vững bước dặm đường tương lai”, " Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Con ơi ghi nhớ điều này chớ quên”, đến Tết cổ truyền của dân tộc Việt cũng được mặc định : "Mồng Một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy”... Và đúng vậy, công ơn của thầy cô được ví như trời, biển, không chỉ các em học sinh mà cả các bậc phụ huynh cũng trân trọng tri ân vào dịp lễ, Tết, đặc biệt là dịp 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam.



Một tiết mục trong Hội diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình).

Đã từng làm nghề giáo dù thời gian không dài và tính đến nay cũng đã hơn 2 thập kỷ thế nhưng tôi vẫn nhớ như in những cung bậc cảm xúc trong ngày 20/11, ngày lễ hội của ngành giáo dục: Yêu thương đong đầy, ấm áp sự sẻ chia và cả niềm hãnh diện khi đón nhận những đóa hoa tươi thắm từ các học trò. Bởi vậy khi chuyển công tác sang lĩnh vực khác, tôi năng đến thăm thầy cô giáo cũ hơn vào mỗi dịp lễ, Tết và ở cương vị là phụ huynh của các cô cậu học trò tôi vẫn luôn nhắc nhở con mình việc tri ân, tôn vinh các thầy cô trong ngày lễ trọng.

Tuy nhiên, soi thấu vào thực tiễn hiện tại việc tổ chức tri ân thầy cô vào dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam có gì đó gờn gợn, cứng nhắc, dập khuôn, thậm chí hơi… thái quá. Bởi vừa bước vào trung tuần tháng 10, nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày 20/11. Trong đó, ngoài việc phát động phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt” lập thành tích chào mừng thì có một phần quan trọng là chuẩn bị cho phần hội với văn nghệ, báo tường… Có trường chỉ để các lớp đầu cấp tham gia nhưng có trường huy động từ lớp đầu cấp đến cuối cấp. Vì có thi thố, chấm giải nên phần văn nghệ, báo tường được đầu tư hết sức kỹ lưỡng khiến các học sinh và cả phụ huynh có năng khiếu múa, hát, vẽ… phải "còng lưng" thực hiện. Chuẩn bị thi giữa kỳ I mà ngoài việc học ở trường các em vẫn phải đến lớp từ trưa tới tối mịt để tập tành văn nghệ, thiết kế, sáng tác, sưu tầm, trang trí báo tường. Để cho có sự… chuyên nghiệp, Ban đại diện cha mẹ học sinh ở một số lớp đứng ra hô hào vận động phụ huynh đóng góp kinh phí để thuê trang phục, đạo cụ dàn dựng, hướng dẫn các tiết mục văn nghệ nhất là các màn múa và tiểu phẩm.

Sẽ không có gì đáng nói nếu như chất lượng ngành Giáo dục tỉnh ta trên đà thẳng tiến, không có những người thầy, người cô bỏ quên lương tâm và trách nhiệm ngay khi còn đứng trên bục giảng. Hơn thế, đời sống xã hội đang thực sự sung túc, phồn vinh chứ không phải trong bối cảnh nhiều nơi trên đất nước hình chữ S đang gồng mình đối mặt với thiên tai, lũ lụt, dịch Covid- 19 như hiện tại. Trong khi hàng chục ngàn em học sinh ở miền Trung đang thiếu thốn quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, nhiều học sinh đang khắc khoải ước mong được đến trường vì lớp học đã bị đổ sập, hoặc cuốn trôi do mưa lũ… thì việc tổ chức các hoạt động trong "Tháng tri ân các nhà giáo” ở tỉnh miền núi nghèo như Hòa Bình cũng nên bớt đi sự ồn ào, long trọng. Mọi hoạt động trong lễ kỷ niệm 20/11 nên tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, tiết kiệm để vẹn nghĩa tri ân, tôn vinh các nhà giáo - những "người đưa đò thầm lặng” theo đúng nghĩa, không nên lạc lõng phô trương.

 

      
 Lam Nguyệt

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục