(HBĐT) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, trước những trang mạng xã hội tràn lan thông tin lệch lạc, phiến diện thì việc đọc sách giúp học sinh tiếp nhận thông tin một cách bổ ích, hình thành nhân cách đạo đức và lối sống chuẩn mực. Do đó, những năm gần đây, công tác thư viện tại các trường học trên địa bàn tỉnh được ngành Giáo dục quan tâm. Nhiều mô hình thư viện hoạt động hiệu quả góp phần phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường.


 

Học sinh trường TH&THCS Chí Đạo (Lạc Sơn) đọc sách tại thư viện góc lớp.

 

Đầu tháng 4, chúng tôi có dịp về thăm trường TH&THCS Kim Tiến (Kim Bôi). Đây là một trong những ngôi trường có thư viện xanh, thân thiện, hiệu quả nhất trên địa bàn huyện Kim Bôi. Dưới tán cây xanh, học sinh nhà trường chăm chú đọc sách. Không gian thư viện mở với các cây sách di động rải rác khắp sân trường, tủ sách góc lớp với lượng sách, truyện được luân phiên liên tục, tạo sự hứng khởi cho học sinh đối với việc đọc sách. Cô giáo Nguyễn Thị Bích, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đọc sách là một hoạt động rất có ý nghĩa, bổ ích, đặc biệt đối với học sinh tiểu học, giúp các em lĩnh hội những giá trị văn hóa xã hội, phát triển kỹ năng giao tiếp thông tin, tiếp nhận tri thức, hình thành nên nhân cách cho các em. Đọc sách làm phong phú thêm kiếm thức về khoa học, văn học, nghệ thuật cũng như đời sống. Sách còn có tác dụng giải trí, giúp học sinh giải tỏa căng thẳng, áp lực trong học tập, bổ sung thêm vốn từ ngữ, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số để học tốt hơn bộ môn Tiếng Việt... Từ khi nhà trường phát động phong trào đọc sách, học sinh rất hào hứng. Để nâng cao chất lượng văn hóa đọc, các thầy, cô hướng dẫn các em kỹ năng đọc sách cơ bản, định hướng cho học sinh cách chọn lựa đầu sách hay, những cuốn sách bổ ích.

Khuyến khích văn hóa đọc trong nhà trường, gần đây, trường tiểu học Lê Văn Tám, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã tổ chức "Ngày hội đọc sách cùng con”. Đây là cơ hội để ông bà, bố mẹ gác lại những bận rộn, cùng trẻ đọc sách. Hoạt động này nhận được sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh, sự vui vẻ, phấn khởi của đông đảo học sinh; là mô hình, hoạt động bổ ích rất đáng được nhân rộng ra các trường trên địa bàn thành phố cũng như toàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Xác định tầm quan trọng của việc đọc sách trong các nhà trường, Sở đã yêu cầu các nhà trường phát huy vai trò của hệ thống thư viện trường học, phối hợp với các thư viện công cộng trên địa bàn để tổ chức hoạt động luân chuyển sách, báo, tài liệu. Tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, tích cực xây dựng các góc đọc, thư viện cùng học trong các trung tâm học tập cộng đồng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Kết nối hoạt động của Ngày Sách Việt Nam với hoạt động tại địa phương. Khuyến khích các trường sắp xếp thời gian 1 tiết/tuần cho học sinh được tự đọc sách tại thư viện, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên chủ nhiệm và nhân viên thư viện. Các nhà trường cũng khuyến khích cha mẹ học sinh đồng hành, ủng hộ các phong trào xây dựng tủ sách lớp học; tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, hoạt động đọc sách cùng con tại trường và tổ chức các hoạt động đọc sách cùng con tại nhà, bố trí thời gian cho con đọc sách, xây dựng tủ sách gia đình. Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, các nhà trường vận động, khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các câu lạc bộ đọc sách, thi giới thiệu về sách theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, sử dụng mạng xã hội (facebook, youtube, livestream…). Hướng dẫn học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thành lập đội truyền thông cho câu lạc bộ đọc sách. Đồng thời, tích cực tham gia cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc năm 2021” do Sở VH-TT&DL tổ chức, lan tỏa tình yêu đọc sách và ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong việc góp phần phát triển văn hóa đọc, rèn luyện kỹ năng đọc và học suốt đời theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại.

 

Dương Liễu


Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục