Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 1679/BGDDT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Nhà trường (Bộ Công an), các cơ sở giáo dục trung học trực thuộc về việc tổ chức ôn tập đối với học sinh lớp 12, chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở trực thuộc tiếp tục hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên và hoàn thành theo khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đồng thời, nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh, học viên; đánh giá đúng năng lực của học sinh; nghiêm cấm việc dạy dồn, dạy ép, cắt xén chương trình.

Căn cứ đề thi tham khảo, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học, ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Trong quá trình ôn tập, chú trọng trang bị, củng cố cho học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình cấp Trung học Phổ thông, trong đó tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12.

Riêng với nội dung kiến thức lớp 11 học kỳ II năm học 2019-2020, thực hiện theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh lớp 12 nghiên cứu, học tập quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia kỳ thi nghiêm túc, an toàn.

Các trường chú ý phân loại các nhóm đối tượng học sinh để tổ chức ôn tập cho phù hợp, không gây quá tải, bảo đảm sức khỏe cho học sinh. Tổ chức ôn tập cho những học sinh đã hoàn thành chương trình Trung học Phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học Phổ thông nhưng chưa tốt nghiệp có nguyện vọng ôn tập phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng  thời, rà soát các đối tượng học sinh gặp khó khăn trong học tập, từ đó, vận động mỗi giáo viên hỗ trợ ít nhất một học sinh nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các em hoàn thành tốt kỳ thi.

Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý việc chủ động xây dựng phương án tổ chức kỳ thi trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hoặc thiên tai xảy ra ở địa phương; chủ động sẵn sàng phương án chuyển sang dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, dạy học qua mạng internet nếu dịch Covid -19 bùng phát trở lại.  

                                                                    
Theo báo Đại Đoàn Kết

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục