(HBĐT) - Dịp nghỉ hè mặc dù kéo dài hơn 2 tháng và không cho con đi học thêm môn văn hóa nhưng chị Nguyễn Thị Oanh ở tổ 11, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) vẫn yên tâm. Theo hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, chị đã cho con kích hoạt ứng dụng Vuihoc.vn - nền tảng học trực tuyến ưu việt dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là công cụ giúp học sinh ôn lại kiến thức một cách hiệu quả vì bám sát chương trình sách giáo khoa từ cơ bản đến nâng cao, hơn nữa còn có những tương tác sinh động theo tinh thần vừa học vừa chơi, giúp các em thoải mái khi ôn tập dịp hè.

 


Học sinh huyện Lạc Sơn ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm giáo dục thông minh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống. 
 
Chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ: Là phụ huynh, tôi đánh giá cao sự tích cực của nhà trường khi ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác giảng dạy. Không riêng trường tiểu học Hữu Nghị (TP Hòa Bình) nơi con tôi đang theo học, mà tôi còn được biết nhiều trường trên địa bàn tỉnh đã chủ động trong việc kết nối, giới thiệu cho học sinh những kênh học trực tuyến hiệu quả trong dịp nghỉ hè cũng như trong suốt năm học.

Học trực tuyến là một trong những kết quả nổi bật mà ngành GD&ĐT đạt được trong nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT đã góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác dạy và học trong các đơn vị, nhà trường. Hiện nay, mạng internet đã kết nối đến 100% cơ sở giáo dục. 100% cơ sở giáo dục phổ thông đã sử dụng hệ thống thông tin quản lý nhà trường (SMAS, VNedu). 100% giáo viên các trường THCS và THPT đã được cấp tài khoản hệ thống LMS, LCMS phục vụ sinh hoạt chuyên môn, học tập trực tuyến. Học sinh tham gia các kỳ thi trên internet đều có tài khoản trên trường học kết nối. Triển khai chương trình khoa học máy tính và lập trình đến 45% học sinh tiểu học, 65% học sinh THCS; triển khai dạy trẻ mầm non 4 - 6 tuổi học lập trình tại 53 trường mầm non trong toàn tỉnh...

Gần đây, Sở GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh hành trình chuyển đổi số bằng cách phối hợp với Viễn thông Hòa Bình triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số toàn diện ngành GD&ĐT tỉnh giai đoạn 2023 - 2028. Theo đó, ngành tiếp tục ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.   

Nhìn lại năm học 2022 - 2023 có thể thấy, ngành GD&ĐT đã đạt những dấu ấn nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên hành trình chuyển đổi số, toàn ngành tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp học gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT); xây dựng và củng cố mạng lưới trường lớp theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương và đáp ứng các điều kiện triển khai chương trình GDPT 2018.

Đến nay, tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh có 305/516 trường, đạt 59,11%. Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3; 9/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3; 1 huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2; 100% trường THCS, THPT xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Đặc biệt, trong năm học 2022 - 2023 ghi nhận những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn. 100% cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn về thể chất và tinh thần, không có ngộ độc, tai nạn thương tích xảy ra. Toàn ngành triển khai giảng dạy sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương lớp 3,7,10 hiệu quả, đảm bảo tiến độ, đúng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đạt 28 giải, tăng 5 giải so với năm học 2021 - 2022. Tham gia thi TDTT cấp quốc gia, thi KHKT dành cho học sinh phổ thông cấp quốc gia đạt nhiều thành tích cao.

Cùng với đó, công tác đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm. Kết quả thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD&ĐT có nhiều chuyển biến. Đến nay, có 67/129 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học, đạt 51,9%); 128/129 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục (đạt 99,2%)... Đó là những kết quả mang tính chất nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi để toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 và tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trong các năm học tiếp theo.



Thu Trang

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục