(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 1965, tổ chức UNESCO chọn ngày 8/9 hàng năm là Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ. Đúng như tên gọi, sự ra đời của Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ có ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết đối với sự phát triển của con người, nhằm kêu gọi toàn thế giới tích cực đẩy mạnh công cuộc xoá nạn mù chữ để mỗi cá nhân được sống và phát triển tốt nhất trong cộng đồng xã hội. UNESCO khẳng định, xoá nạn mù chữ đồng nghĩa với xóa bỏ đói nghèo, là nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội to lớn, đặt nền tảng quan trọng để mỗi quốc gia tiến tới một tương lai bền vững.


Các thế hệ thầy và trò trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình) ôn lại truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam tại phòng truyền thống của nhà trường.

Tại Việt Nam, quyết tâm xoá nạn mù chữ được thắp sáng bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 78 năm trước, vào ngày 8/9/1945 - tức 5 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ đã ban hành 3 Sắc lệnh (số 17, 19, 20) về chống nạn thất học, xác định sự nghiệp bình dân học vụ vừa là một phong trào cách mạng vừa là thiết chế giáo dục của đất nước. Trước đó, trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là xoá nạn mù chữ - việc quan trọng thứ hai Bác yêu cầu phải làm ngay sau việc chống nạn đói.

Theo đó, ngày 8/9/1945, Nha Bình dân học vụ được thành lập (Sắc lệnh số 19). Phong trào "Bình dân học vụ” nhanh chóng lan tỏa sâu rộng. Rất đáng tự hào, Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên trong cả nước đã xóa xong nạn mù chữ và vinh dự được nhận thư khen của Bác Hồ vào tháng 1/1961. Trước đó, tháng 11/1948, Bác gửi thư khen ngợi "đồng bào và nam nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông” (nay thuộc thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) thanh toán xong nạn mù chữ, trở thành địa bàn đầu tiên của tỉnh chiến thắng "giặc dốt”. Những lá thư của Bác như ngọn đuốc thắp sáng tinh thần hiếu học của các thế hệ người con Hòa Bình. Dù trong bối cảnh lịch sử nào, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng đồng lòng, quyết tâm "diệt giặc dốt”. Kết quả đến nay, hòa vào công cuộc xây dựng xã hội học tập của đất nước, mặc dù là tỉnh miền núi nhưng đã vươn lên nằm trong số 34/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa nạn mù chữ mức độ 2. Đây là nền tảng vững chắc để toàn tỉnh vươn lên xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn phát triển mới.

Tại lễ phát động phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã khẳng định: Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào "Diệt giặc dốt” đến nay, chưa có phong trào thi đua mang tầm quốc gia nào được phát động về lĩnh vực xã hội học tập. Đây là sự tiếp nối những thành quả của phong trào thi đua đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vào 78 năm về trước.

Nếu như trong quá khứ, Bác Hồ kính yêu đã ra lời kêu gọi toàn dân "Chống nạn thất học” thì hiện nay, công cuộc học tập của người dân Việt Nam đã bước lên tầm cao mới: Cả nước chung tay xây dựng xã hội học tập, cùng phát triển nền giáo dục học tập suốt đời. Trong công cuộc này, tinh thần "diệt giặc dốt” của Bác Hồ có vai trò như ngọn đuốc thắp sáng con đường chúng ta đi, giúp chúng ta lan tỏa sâu rộng phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng thành công xã hội học tập trong cả nước.

Thắp sáng tinh thần đó trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang có nhiều hành động thiết thực nhằm xoá nạn mù chữ trên phạm vi cả nước nói chung và trong đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng. Nhìn lại lịch sử phát triển của dân tộc để thấy rằng, tinh thần chiến thắng "giặc dốt” giống như "sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 78 năm qua (1945 - 2023) vẫn có một tinh thần thật sáng tỏ, minh chứng cho tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Xoá nạn mù chữ là một phần tất yếu của sự phát triển, đặt nền tảng quan trọng để mỗi quốc gia tiến tới một tương lai bền vững hơn.

 

Khánh An

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục