(HBĐT) - Theo cô giáo Ngô Thị Minh Nguyệt, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hữu Nghị (TP Hòa Bình), hoạt động trải nghiệm "Giáo dục kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm, thoát nạn và hỗ trợ cứu người khi xảy ra hỏa hoạn” do Công an phường Hữu Nghị phối hợp các nhà trường tổ chức rất có ý nghĩa đối với học sinh. Qua đây, các em không chỉ được trang bị kiến thức về cách phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cơ bản mà còn được tiếp cận, hướng dẫn thực hành sử dụng các phương tiện chữa cháy chuyên dụng như bình cứu hỏa mini để xử lý đám cháy. Đồng thời, nắm được kỹ năng để thoát hiểm khi có tình huống cháy, nổ xảy ra. Đây là hoạt động rất thiết thực đối với học sinh nhà trường.



Học sinh Trường tiểu học Hữu Nghị (TP Hòa Bình) thực hành kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy, nổ.

Một học sinh được tuyên truyền, cả nhà cùng phòng cháy

Không chỉ học sinh bậc THCS, thời gian gần đây, trong các tiết học trải nghiệm, học sinh Trường tiểu học Hữu Nghị cũng được cán bộ, chiến sỹ Công an phường Hữu Nghị lên lớp hướng dẫn kỹ năng, cách thoát hiểm khi xảy ra sự cố về cháy, nổ. Theo Thiếu tá Tạ Phương Anh, Trưởng Công an phường Hữu Nghị: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm "Giáo dục kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm, thoát nạn và hỗ trợ cứu người khi xảy ra hỏa hoạn” cho học sinh trong các nhà trường trên địa bàn phường có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần xây dựng, hình thành ý thức cảnh giác trước nguy cơ cháy, nổ cho học sinh cũng như kỹ năng cần thiết, hữu dụng nhất khi xảy ra tình huống cháy, nổ. Đặc biệt đối với địa bàn có nhiều khu vực tập trung đông dân cư, nhà ở cao tầng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ cao như phường Hữu Nghị.

Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn phòng cháy cho học sinh còn phát huy vai trò của những cầu nối, tuyên truyền viên tích cực về PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) với gia đình, người thân, cộng đồng. Đó chính là "lợi ích kép” có thể đạt được trong công tác tuyên truyền về PCCC. Theo Thượng tá Trần Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh, điều này được minh chứng rõ nét khi làm thay đổi tư duy, cách nhìn của người dân về công tác phòng ngừa cháy, nổ, nhất là những hộ gia đình ở các khu chung cư, nhà ở cao tầng có con em trong lứa tuổi học sinh đã được tuyên truyền kiến thức, kỹ năng xử lýtình huống khi có cháy, nổ xảy ra.

Đưa công tác phòng cháy chữa cháy thành hoạt động giáo dục thường xuyên

Theo đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT, việc chú trọng, tăng cường trang bị kiến thức và đưa công tác PCCC và CNCH trở thành hoạt động giáo dục thường xuyên cho học sinh trong các nhà trường là mục tiêu ngành giáo dục tỉnh đã, đang hướng tới.

Thống kê năm học 2023 - 2024, toàn ngành Giáo dục tỉnh có 531 đơn vị, trường học từ cấp mầm non đến bậc THPT, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp, với 18.544 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 236.090 học sinh, sinh viên, học viên. Từ năm 2022, thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho học sinh, sinh viên, Sở GD&ĐT đã triển khai đến 100% đơn vị, trường học trong toàn ngành, tập trung vào việc truyền đạt, trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho học sinh từ bậc mầm non đến THPT, học viên trong các đơn vị giáo dục.

Với việc tuyên truyền kết hợp lồng ghép truyền đạt kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH vào nội dung chương trình giáo dục một số môn học, hoạt động giáo dục như giáo dục công dân, giáo dục kinh tế và pháp luật, hoạt động ngoại khóa; bằng hình ảnh trực quan, ví dụ cụ thể về các vụ cháy xảy ra trên địa bàn tỉnh gắn với trải nghiệm, thực hành, vận hành trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH chuyên dụng như bình chữa cháy CO2, bình bột để dập tắt đám cháy; kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố, tham gia cứu người bị nạn khi có cháy, nổ xảy ra... đã trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng PCCC bổ ích, từ đó tiếp tục chia sẻ và trở thành tuyên truyền viên, tham gia tích cực vào công tác PCCC và CNCH ngay tại gia đình, khu dân cư, nơi công cộng và tại trường học của mình. Góp phần đẩy mạnh phong trào "Toàn dân PCCC”, đưa công tác PCCC và CNCH trở thành nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cơ sở giáo dục. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong phòng cháy tốt, sẵn sàng chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. Đây là cách tốt nhất để hạn chế các vụ cháy, nổ nhằm giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần đảm bảo ANTT tại địa phương.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục