Ngày 3/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo phương án triển khai học bạ số cấp THCS và THPT.
Thông tin về quá trình chuẩn bị và triển khai học bạ số cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo, đối với nhiệm vụ triển khai học bạ số, ngày 30/7/2024, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 904/KH-BGDĐT về triển khai học bạ số cấp trung học.
Quang cảnh hội thảo
Việc triển khai học bạ số cho các cơ sở giáo dục trung học có học sinh học chương trình giáo dục phổ thông, học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm đảm bảo sự đồng bộ, liên thông giữa các cơ sở giáo dục với các cơ quan quản lý giáo dục. Tạo thuận tiện, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng học bạ số thay thế học bạ giấy góp phần cải cách hành chính có sử dụng học bạ; phù hợp với điều kiện hạ tầng về công nghệ thông tin và cách tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục hiện nay.
Qua quá trình khảo sát thực tế tại một số địa phương cho thấy, đến thời điểm này, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo thí điểm học bạ số và ban hành kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể, tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan triển khai các công việc liên quan đến học bạ số.
Các cơ sở giáo dục đã có phần mềm quản lý trường học. Cán bộ quản lý, giáo viên đã làm quen với nghiệp vụ phần mềm quản lý trường học. Đồng thời, các doanh nghiệp tích cực hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai học bạ số tại các địa phương.
Hiện nay, cơ bản các Sở GD&ĐT đã gửi dữ liệu học bạ số về Bộ GD&ĐT. Việc triển khai học bạ số các cấp đồng bộ cũng thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong ngành giáo dục, góp phần triển khai hiệu quả Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành, việc triển khai học bạ số cấp trung học là việc mới nên còn gặp khó khăn trong tổ chức thực hiện liên quan đến cơ sở hạ tầng; cấp, quản lý chữ ký số cho cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở pháp lý; kinh phí thực hiện; phần mềm; tính bảo mật thông tin, chính xác của cơ sở dữ liệu, phương án xử lý trong một số trường hợp phát sinh cụ thể… Do đó, hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các địa phương, từ cấp quản lý, chuyên viên phụ trách các phòng thuộc Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các nhà trường để lắng nghe, đưa ra các giải pháp giúp bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hơn trong quá trình chính thức triển khai học bạ số cấp trung học tại các địa phương trong thời gian sắp tới.
Tại hội thảo, ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu tham gia trao đổi với các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT ở nhiều góc độ khác nhau nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, triển khai học bạ số cấp trung học.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Ngô Văn Hiền cho rằng: Triển khai học bạ số toàn ngành giáo dục là chủ trương đúng đắn, cần thiết phải thực hiện nhằm đảm bảo sự liên thông, liên kết giữa các cấp bậc học. Năm học vừa qua, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện học bạ số cấp tiểu học và hiện nay đang triển khai ở cấp trung học.
Để thực hiện hiệu quả học bạ số cấp trung học, ông Ngô Văn Hiền mong muốn Bộ GD&ĐT sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để các cấp, các đơn vị tại địa phương triển khai. Đặc biệt là cần chi tiết hóa các quy định về phân cấp, phân quyền quản lý học bạ số. Đồng thời, thống nhất, nhất quán các quy định trước đó về học bạ giấy để có sự đồng bộ trong quá trình triển khai.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Trọng, việc triển khai học bạ số là xu hướng tất yếu, phù hợp với bối cảnh xã hội chuyển đổi số hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý hơn đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên do các trung tâm hiện nay được quản lý bởi hai cơ quan chủ quản. Giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay chủ yếu là giáo viên hợp đồng và thỉnh giảng, vì vậy cũng đặt ra những băn khoăn trong việc cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa chia sẻ mong muốn việc triển khai học bạ số được thực hiện ở các cấp học để đảm bảo sự liên thông trong quá trình học tập của một cá nhân. Đồng thời cho rằng, cần có sự khớp nối giữa các doanh nghiệp cung cấp phần mềm với các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT và dữ liệu ngành Giáo dục đạt được mục tiêu thuận tiện trong quản lý, tra cứu, lưu trữ dữ liệu.
Theo VTV.VN
Chiều 29/9, tại Tỉnh Đoàn Hoà Bình đã diễn ra vòng chung kết Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên cấp tỉnh năm 2024.
Đến thời điểm này, phần lớn các cơ sở giáo dục ở các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía bắc và Đông Bắc Bộ - nơi chịu ảnh hưởng cơn bão số 3, đã đón học sinh trở lại, có kế hoạch dạy bù để kịp tiến độ chương trình.
Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển sang đào tạo tín chỉ, tính theo thang điểm 4 từ khóa K52 (năm 2007). Đến nay, lần đầu tiên nhà trường có hai thủ khoa tốt nghiệp đạt điểm tổng kết tuyệt đối là 4/4.
Chiều 27/9, UBND tỉnh Thái Bình có thông tin chính thức về Kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 tại tỉnh; kết quả xem xét, xử lý kỷ luật công chức lãnh đạo, quản lý và kết quả Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sau Kết luận thanh tra.
Chiều 27/9, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức tuyên truyền giới thiệu nội dung giá trị tiêu biểu về di sản văn hoá trên địa bàn TP Hoà Bình tại Trường TH&THCS Phúc Tiến, xã Quang Tiến.
Ngày 25/9, Tiểu ban Giáo dục mầm non, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức Hội thảo tham vấn giải pháp phát triển cơ sở giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại đô thị, khu công nghiệp.