Bộ Giáo dục và đào tạo vừa sửa đổi, bổ sung Thông tư về mở ngành đào tạo, làm rõ quy định "ngành phù hợp" ở trình độ TS, ThS; điều kiện mở ngành đào tạo trình độ TS, ThS.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Theo đó, về đội ngũ giảng viên, Thông tư bổ sung quy định: Giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và giảng viên chủ trì giảng dạy chương trình đào tạo phải là giảng viên cơ hữu không quá tuổi nghỉ hưu tối đa theo quy định của Chính phủ về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Hằng năm, các giảng viên này trực tiếp giảng dạy trọn vẹn một số học phần bắt buộc hoặc hướng dẫn chính luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong chương trình đào tạo.
Thông tư bổ sung quy định ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đối với một số ngành đào tạo trình độ thấp hơn phải đáp ứng một trong số các yêu cầu sau: Cùng tên với ngành đào tạo hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp chưa có chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng, phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là ngành có nền tảng chuyên môn gần nhất đối với ngành đào tạo, được phần lớn người tốt nghiệp ngành đào tạo lựa chọn khi học lên trình độ cao hơn; được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.
Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một ngành đào tạo cùng trình độ phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Cùng tên với ngành đào tạo hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp chưa có chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: có căn cứ khoa học và thực tiễn được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là ngành có cùng nền tảng chuyên môn và thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo; được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.
Thông tư 16 cũng sửa đổi, bổ sung điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Theo đó, về điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ bổ sung quy định: Có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau: Ngành đào tạo trình độ thạc sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ đại học; trong 5 năm gần nhất, số giảng viên quy định tại khoản 1, Điều 5 đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trên 50% số học phần trong chương trình đào tạo, đồng thời đã công bố tổng số ít nhất 20 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.
Đối với điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, Thông tư 16 sửa đổi, bổ sung quy định: Có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau: Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ thạc sĩ; trong 5 năm gần nhất, số giảng viên quy định tại khoản 1, Điều 6 đã tham gia hướng dẫn 5 luận án tiến sĩ thuộc ngành đào tạo được bảo vệ thành công (tại một cơ sở đào tạo khác); đồng thời, đã công bố tổng số ít nhất 50 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.
Cùng với đó, cơ sở đào tạo cần đạt các tiêu chí của chuẩn cơ sở giáo dục đại học áp dụng cho cơ sở đào tạo tiến sĩ bao gồm: tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ; tỉ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ (trừ các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an); số lượng công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian.
Thông tư này có hiệu lực từ 5/1/2025.
Theo VTV.VN
Sau 5 năm thực hiện Luật Thư viện trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ, công tác quản lý nhà nước về thư viện được nâng cao. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chú trọng quán triệt, triển khai thực hiện Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn về công tác thư viện. Hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển thư viện gắn với thực hiện đề án học tập suốt đời; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể huyện triển khai công tác thư viện cũng như các hoạt động học tập cộng đồng.
Điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức phải được quy đổi tương đương về 1 thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.
Chiều 22/11, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi hát tiếng Anh Online tỉnh Hòa Bình lần II năm 2024 và tập huấn tình nguyện viên dạy tiếng Anh cấp tỉnh.
Xây dựng trường học hạnh phúc (THHP) là việc hướng tới hình thành các giá trị cốt lõi yêu thương, an toàn và tôn trọng ngay tại trường học. Do đó, rất cần sự chung tay của mỗi thầy, cô giáo và toàn xã hội để mang đến cho học trò những giờ học thật hạnh phúc. Mục tiêu xây dựng THHP là học sinh đến trường an toàn, thầy cô làm việc được an lòng, phụ huynh đưa con đến trường an tâm. Việc xây dựng THHP phải vì sự tiến bộ, phát triển của thầy cô, học trò mà ở đó hiệu trưởng có sứ mệnh đặc biệt quan trọng.
Ngày 22/11, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo Đại học Thái Nguyên tại phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang.
Ngày 22/11, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trên địa bàn huyện Mai Châu.