Hiện nhiều trường ĐH đang thiếu giảng viên trầm trọng, nhiều chuyên ngành không tuyển được giảng viên

“Chúng tôi tuyển 80 giảng viên nhưng rốt cuộc chỉ tuyển được 12 người. Những ngành “hot” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh... rất khó tuyển”- ông Hồ Diệu, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, cho biết. Việc khó tuyển giảng viên khiến các trường ĐH đứng trước tình trạng thiếu hụt giảng viên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.


Nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, ngân hàng... tại các trường ĐH vẫn còn thiếu giảng viên. Trong ảnh: Giảng viên đang hướng dẫn sinh viên Khoa Kế toán – Tài chính Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM thực hành. Ảnh: Th.Uyên


Tốt nghiệp ĐH loại trung bình cũng được tuyển


Ông Hồ Diệu cho biết năm 2009 trường có 800 sinh viên tốt nghiệp nhưng chỉ có 2 sinh viên nộp đơn thi tuyển giảng viên vào trường và trong số vài trăm hồ sơ dự tuyển, rất ít hồ sơ tốt nghiệp ĐH đạt loại khá, chủ yếu là trung bình. Do vậy, trường đành phải chấp nhận điều kiện dự tuyển chỉ cần có bằng ĐH. Nhưng cuối cùng trường cũng chỉ tuyển được 12 giảng viên, phần lớn là giảng viên toán, ngoại ngữ, tin học; còn các chuyên ngành trường rất cần như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh... chỉ tuyển được 3 người. Theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT thì hiện trường thiếu khoảng 200 giảng viên.


Tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM, tình hình cũng không mấy khả quan khi chỉ tiêu tuyển giảng viên năm học 2009 – 2010 cho 13 ngành là 64 nhưng chỉ tuyển được 32. Trong đó, ngành thương mại – du lịch – marketing chỉ tiêu tuyển là 9 giảng viên nhưng chỉ có 4 hồ sơ dự tuyển và kết quả không tuyển được giảng viên nào, toán – kinh tế chỉ tiêu 8 nhưng chỉ nhận được 6 hồ sơ và tuyển được 2,  kế toán – kiểm toán chỉ tiêu 7 chỉ tuyển được 4, tài chính doanh nghiệp chỉ tiêu 4, chỉ nhận được 4 hồ sơ và tuyển được 3...


Ông Đinh Trung Chánh, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cho biết một số ngành đang được ưa chuộng như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường... có rất ít hồ sơ dự tuyển. Hiện trường thiếu khoảng 80 giảng viên cơ hữu.


Ông Cao Công Minh, Phó trưởng Phòng Tổ chức Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, cũng cho biết trường vừa tổ chức 2 đợt tuyển giảng viên nhưng cũng chỉ nhận được khoảng 200 hồ sơ và tuyển được 50 giảng viên. Một số ngành như quản trị kinh doanh, kế toán tài chính, môi trường và công nghệ sinh học... tuyển không đủ chỉ tiêu. Trong 5 năm tới, trường sẽ phải tiếp tục tuyển khoảng 300 giảng viên mới đáp ứng được yêu cầu 18-20 sinh viên/giảng viên.


Chênh lệch mức lương quá lớn


Lý giải nguyên nhân các ngành học “hot” lại khó tuyển giảng viên, ông Hồ Diệu cho rằng các tổ chức, công ty bên ngoài trả lương cho sinh viên tốt nghiệp các ngành ngân hàng, kinh tế thường rất cao. Chênh lệch của một nhân viên làm ở các công ty so với giảng viên lên tới 60%-70%.

Ông Hồ Diệu cũng nêu thực tế một giảng viên trúng tuyển vào trường có thu nhập chỉ từ 1,8 -2 triệu đồng/tháng, lại phải trải qua 12 tháng thực tập bắt buộc không có tiền đứng lớp. Do đó, nhiều sinh viên ra trường chọn làm việc ở các ngân hàng, công ty thay vì làm giảng viên là điều dễ hiểu.


Ngoài vấn đề thu nhập, môi trường làm việc ở các trường ĐH cũng chưa thật sự hấp dẫn. Ông Hồ Diệu cho biết có trường hợp trường tuyển được ứng viên tốt nghiệp ĐH nước ngoài về, thế nhưng người này chỉ làm được vài tháng rồi xin nghỉ vì không có cơ hội nâng cao chuyên môn. Bên cạnh đó, thời gian thử việc kéo dài cũng là yếu tố khiến cho nhiều người nản chí.


Việc thiếu giảng viên, đặc biệt là giảng viên chuyên ngành là một nỗi lo lớn cho các trường. “Trong điều kiện thiếu giảng viên, những giảng viên trường đang có phải gồng gánh thêm nhiều giờ giảng, họ không còn thời gian nghiên cứu khoa học thì làm sao đổi mới chương trình”- ông Hồ Diệu bức xúc.

Ông Đinh Trung Chánh cũng cho biết: “Trường phải trông chờ vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng hoặc mời những nhà nghiên cứu giảng dạy nên rất bị động. Thiếu giảng viên chuyên ngành giỏi, chất lượng đào tạo sẽ xuống dốc”.

 

                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục