Học sinh, sinh viên trong tỉnh quan tâm giữ gìn bản sắc VHDT.

Học sinh, sinh viên trong tỉnh quan tâm giữ gìn bản sắc VHDT.

(HBĐT) - Với hệ thống trường lớp học được mở đến tận bản làng, thôn xóm đã thu hút tối đa học sinh các dân tộc trong tỉnh được đến trường. Năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 108.560 học sinh dân tộc ( chiếm 56,25% học sinh trong toàn tỉnh) ở tất cả các cấp học từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS, THPT đến các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

 

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, ngay từ đầu năm học, ngành GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường vùng khó khăn, thực hiện khảo sát chất lượng để phân loại học sinh. Có kế hoạch phân công giáo viên phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém. Triển khai công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, tăng cường tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh cuối cấp THPT nói chung và học sinh các trường nội trú nói riêng. Các nhà trường tích cực tham mưu cho cấp ủy,  chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động xây dựng xã hội học tập, xã hội khuyến học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường theo hướng tích cực hóa của người học, phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc. Đồng thời, triển khai các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, chất lượng giáo dục đại trà có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi về văn hóa ở các trường vùng khó khăn đạt 15%, tỷ lệ yếu kém giảm xuống dưới 5%. Tỷ lệ học sinh dân tộc tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều. Năm học 2008 – 2009, riêng trường phổ thông DTNT tỉnh có 62% học sinh đỗ các trường đại học, cao đẳng. Toàn tỉnh có 5 học sinh dân tộc đạt giải học sinh giỏi quốc gia lớp 12.

 

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc trong các nhà trường, ngành GD&ĐT đã quan tâm, chăm lo đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là người dân tộc thiểu số. Năm học này, toàn ngành có 6.180 cán bộ, giáo viên, công nhân viên là người dân tộc, trong đó đã có 62% giáo viên mầm non, 98% giáo viên tiểu học, 96% giáo viên THCS và 99% giáo viên THPT  là người dân tộc thiểu số có trình độ đạt chuẩn trở lên. Các huyện đã coi trọng đào tạo đội ngũ giáo viên cắm bản tại các vùng thực sự khó khăn và thực hiện điều động giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán các bộ môn đến trực tiếp giảng dạy tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, giúp đỡ cơ sở đổi mới và nâng cao phương pháp giảng dạy, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệnh về lực học giữa các vùng.

 

Công tác giáo dục dân tộc cũng được đặc biệt coi trọng về cơ sở vật chất trường lớp học, thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên công tác tại vùng dân tộc, chính sách tuyển sinh, cử tuyển và coi trọng việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức quần chúng nhằm tăng cường các nguồn lực cho giáo dục vùng dân tộc. Ghi nhận cho những nỗ lực này, đến nay toàn tỉnh đã có 9 trường phổ thông DTNT. Các loại hình trường lớp được đa dạng hóa, nhất là đối với giáo dục mầm non đã phát triển mạnh loại hình trường dân lập, tư thục. Toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có trường tiểu học, PTCS, THCS đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Từ bước phát triển mới trong công tác giáo dục dân tộc đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh.

 

                                                                    Bình Giang

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục