Nhiều trường đang tìm cách “vùng chạy” khỏi mô hình công lập tự chủ tài chính (TCTC). Với cơ chế học phí mới sắp được áp dụng, mô hình trường này sẽ “lặng lẽ” kết thúc sứ mệnh của mình?

Giờ học vật lý của học sinh lớp 12A9 Trường THPT Nguyễn An Ninh - một trong những trường công lập tự chủ tài chính tại TP.HCM. Sắp tới mô hình trường này sẽ không còn tồn tại? Ảnh: như hùng

Từ năm 2006 đến nay, hàng chục trường TCTC tại TP.HCM đã chuyển về thành trường công. Đầu năm học 2009-2010, Q.3 đã đề nghị chuyển hai trường THCS TCTC tại quận về lại thành trường công. Q.5 và Phú Nhuận cũng đang chuẩn bị chuyển các trường TCTC về lại trường công. Bản đồ trường THCS TCTC ngày càng thưa thớt. Nhiều trường THPT TCTC cũng đang muốn chuyển về thành trường công.

Sai lầm?

Lại biến hóa trường công

Cùng với sự “cáo chung” của mô hình bán công, TCTC, nhiều tỉnh thành đang có xu hướng mở rộng mô hình trường công lập chất lượng cao, thu phí cao. Tại TP.HCM, mô hình Trường THPT Lê Quý Đôn thu học phí hơn 900.000 đồng/tháng/HS. Trong khi nhiều trường THCS và THPT trên địa bàn TP sắp thống nhất mức học phí thì một số trường mầm non, tiểu học vẫn hoạt động theo hình thức “chất lượng cao, thu phí cao”. Tại Hà Nội, phiên họp HĐND TP Hà Nội ngày 15-7, 100% đại biểu đã ủng hộ cho chủ trương sẽ thí điểm chuyển 30-35 trường công lập sang mô hình TCTC, tăng thu phí huy động xã hội hóa giáo dục.

Nói về mô hình TCTC, một trưởng phòng giáo dục thẳng thắn: “Người ta đã sai lầm ngay từ đầu khi chọn những trường cơ sở vật chất kém chuyển sang bán công và sau này thành trường TCTC”. Theo nhiều người làm quản lý giáo dục khác, nếu giữ mô hình TCTC lẽ ra phải đầu tư thêm ngân sách, chuyên môn để nâng tầm các trường này lên thành trường tiên tiến về chất đúng nghĩa để phụ huynh yên tâm và chấp nhận đóng tiền cao hơn.

Trong khi đó, trên thực tế đầu vào kém, cơ sở vật chất kém, đội ngũ nhiều trường cũng kém lại không được đầu tư nhiều, thiếu sự định hướng phát triển về chất cho các trường này, cuối cùng người ta chỉ thấy nó yếu kém. Tại sao buộc phụ huynh đóng phí cao hơn khi con họ vào học những trường điều kiện giảng dạy kém hơn?

Lãnh đạo phòng giáo dục Q.Bình Thạnh (TP.HCM) khẳng định: “Không có hiệu quả gì rõ rệt kể từ khi chuyển các trường bán công sang TCTC”. Ông Nguyễn Thành Kỳ, trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Hà Nội, đánh giá: “Không chỉ vấn đề học phí, sẽ có nhiều vướng mắc phải giải quyết bằng những văn bản có tính pháp lý cho mô hình trường phổ thông TCTC, trong đó có các quy định về tuyển sinh, dạy học, cơ chế đối với giáo viên, thu chi tài chính...

Công tư phân minh

Ở các địa phương khác, khi mô hình bán công không còn đúng luật, hệ thống trường bán công lần lượt chuyển về công lập. Chậm nhất như tỉnh Đồng Nai cũng đã chuyển gần 20 trường bán công về công lập trong năm 2009. Một số địa phương như Cần Thơ đã chuyển từ bán công sang TCTC, nay cũng đã chuyển về trường công. Quy trình chuyển đổi các trường theo hướng “công ra công, tư ra tư” sắp hoàn tất.

Mô hình bán công không còn đúng luật, hiệu quả TCTC chưa rõ nét và cũng chưa có lần nào được đánh giá tổng thể ưu khuyết điểm của nó. Xuôi thuận và đúng nhất, các trường TCTC sẽ trở về thành công lập. Theo chủ trương chung của bộ, dự kiến năm học tới các tỉnh thành sẽ có khung học phí mới, chỉ có một mức học phí chung cho tất cả trường công.

Tại TP.HCM, Sở GD-ĐT chưa đưa ra mức học phí cụ thể từng bậc học. Thông tin từ ban giám đốc sở cho biết mức học phí mới sẽ tăng, dự kiến cao hơn cả mức học phí trường TCTC hiện nay. Và chỉ còn một mức học phí áp dụng chung cho tất cả các trường công lập, kể cả trường TCTC. Đây có thể được xem là cơ hội để đặt dấu chấm hết cho quá trình thí điểm một mô hình nhập nhằng công - tư. Tuy nhiên, khi đó cái bánh ngân sách sẽ phải gánh thêm một phần chi thêm cho các trường TCTC hiện nay vốn đang hoạt động chỉ với một phần ngân sách.

                                                                                    Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục