“Mong có những chương trình hội ngộ thầy trò Việt - Việt tương tự như cuộc gặp mặt thầy trò Xô-Việt. Từ đó, góp phần vun đắp những tình cảm thầy trò sâu sắc và chân thành, giáo dục nhân sinh quan thế hệ trẻ, để “Tôn sư trọng đạo” vẫn là một nét đẹp của người Việt chúng ta” .

Đó là suy nghĩ của độc giả Đào Tiến Khoa (Viện Khoa học & Kỹ thuật hạt nhân) gửi về VietNamNet sau chương trình “Thầy trò Xô – Việt ngày gặp lại” phát sóng trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam ngày 17/1/2010.

Sau đây là nội dung bài viết:

Mô tả ảnh.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan hồi tưởng lại những năm tháng sinh viên trên đất nước Nga. Ảnh: Văn Chung


Hơn 52 nghìn công dân Việt Nam (kể cả người viết bài này) đã được đào tạo và trưởng thành trong các cơ sở giáo dục trên hầu hết các thành phố lớn của Liên Xô cũ và tôi tin chắc rằng đa số chúng ta cùng được gắn bó với nhau bởi một tình cảm sâu sắc đối với các thầy cô giáo Xô Viết cũ của mình. 

Chương trình
hội ngộ thầy trò Xô-Việt hôm 17/1 vừa qua, dù chỉ theo dõi qua truyền hình nhưng tôi xúc động đến trào nước mắt. 

Với tâm huyết và tình cảm chân thành từ trái tim của mình, đa số các thầy cô Xô Viết cũ đã để lại những tình cảm sâu sắc trong lòng học trò Việt.

Chứng kiến cuộc hội ngộ xúc động này, ngài đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Ucraina tại nước ta đã nói đại ý rằng, các đồng bào của ông ở Liên Xô cũ phải học nhiều điều từ người Việt Nam, đặc biệt là ở tình cảm và lòng kính trọng của người học sinh Việt đối với thầy cô giáo cũ của mình. 

Cuộc gặp mặt vừa qua cũng đã thể hiện được nét văn hóa “Tôn sư trọng đạo” của người Việt từ xưa đến nay. 

Tuy nhiên, sau khi nghe lời phát biểu của vị đại sứ nọ, chúng ta cũng băn khoăn với chính mình rằng: tình cảm thầy trò sâu sắc như vậy có còn là một nét đẹp đặc trưng của người Việt hiện nay?

Có lẽ, đây vẫn là một vấn đề có thể còn gây tranh cãi trong các nhà nghiên cứu xã hội học. Nhưng từ những quan sát của chính bản thân tôi thì tôi cho rằng nét đẹp này đang bị mai một. Những tin tức về chuyện học sinh hành hung thầy giáo, gây thương tích nặng phải cấp cứu hay chuyện giáo viên đánh đập, hành hạ, lạm dụng học sinh… không còn là hiếm. 

Buồn hơn nữa là kết quả của những cuộc thăm dò ý kiến học sinh, sinh viên gần đây còn cho thấy: khoảng  70% các em lựa chọn cách ứng xử không trung thực vì nó thích hợp hơn với cuộc sống xã hội và quan hệ thầy trò trong giai đoạn hiện nay. 

Người ta bây giờ nhiều khi nói đến “Tôn sư trọng đạo” như một cớ để biện bạch cho việc quà cáp, đi “phong bì” thầy cô, đặc biệt vào những thời điểm như ngày 20/11, hay trước những kỳ thi quan trọng…

Đằng sau những gói quà, phong bì… kia có chút tình cảm thầy trò thực sự không? 

Khi lối sống thực dụng đang trở nên phổ biến thì không dễ dàng có chỗ cho những tình cảm thầy trò sâu sắc, chân thành và tuyệt vời như tình thầy trò Xô - Việt. 

Không có gì ngạc nhiên khi một bạn trẻ đã chia sẻ trên VietNamNet rằng: ước "có dịp được sang Nga học tập và làm việc tại đó để cũng được trải nghiệm những tình cảm tuyệt vời” như đã được chứng kiến trong chương trình hội ngộ thầy trò Xô-Việt của VTV3. 

Hiện nay, vẫn có rất nhiều thầy cô giáo thuộc các thế hệ khác nhau đã và đang đem hết tâm huyết và tình thương vào công việc giảng dạy, chăm sóc và dạy dỗ học sinh của mình. Những thầy cô này cũng xứng đáng được vinh danh và nhận những tình cảm biết ơn của học sinh cũ. 

Mong rằng sẽ có những chương trình hội ngộ thầy trò Việt-Việt  tương tự như cuộc gặp mặt thầy trò Xô-Việt được tổ chức. Từ đó, góp phần vun đắp những tình cảm thầy trò sâu sắc và chân thành, giáo dục nhân sinh quan thế hệ trẻ, để “Tôn sư trọng đạo” vẫn là một nét đẹp của người Việt chúng ta.

                                                                                     Theo Vnn

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục