Nhiều năm làm giáo viên, tôi chưa bao giờ tôi nhận được một tin nhắn hay lời đề nghị trực tiếp của một học trò trong một tình huống đặc biệt như câu chuyện kê dưới đây:

 

1. Cách đây mấy hôm, tôi nhận được tin nhắn của học trò với nội dung như sau: “ Em là Vân lớp 12C1. Em có việc muốn nhờ thầy. Chuyện là mấy bài kiểm tra lần trước em không nghĩ điểm cao như thế  vì em thấy bài mình làm thiếu sót khá nhiều ý.
 
Vì thế em mong bài kiểm tra chất lượng lần này thầy chấm khắt khe hơn. Em muốn được nhận số điểm đúng với chính thực lực của mình. Em cảm ơn thầy”.
 
Đọc xong tin nhắn, trong tôi pha trộn nhiều cảm xúc. Đầu tiền là sự ngạc nhiên, phải nói là hết sức ngạc nhiên. Thông thường học sinh chỉ thắc mắc vì sao bài mình làm như thế mà điểm thấp chứ thắc mắc vì sao bài của mình điểm cao thì quả là hiếm thấy.
 
Sau ngạc nhiên là cảm xúc vui mừng. Lâu nay nhiều học sinh tìm cách gian lận trong học hành, thi cử để đạt điểm cao. Thế nên tôi rất vui mừng vì lòng dũng cảm, sự trung thực của cô học trò này. Đáng trân trọng biết bao nhiêu!
 

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

Sau ngạc nhiên, vui mừng là cảm giác...giật mình, xen lẫn xấu hổ. Bởi trong tin nhắn của em có hàm ý  sự phê bình cách chấm bài thiếu trách nhiệm khi “bài làm thiếu sót khá nhiều ý” mà vẫn được điểm cao. Điều đó thật tai hại. Người thầy chấm bài mà thiếu trách nhiệm, đọc qua loa rồi cho điểm không chính xác học sinh sẽ coi thường.
 
Đáng nói hơn, nếu bài xứng đáng điểm thấp mà chấm điểm cao là lừa dối học sinh, làm cho học sinh ảo tưởng ngộ nhận về khả năng của mình; ngược lại, nếu bài xứng đáng điểm cao cho điểm thấp cũng có tội lớn với học sinh, làm học sinh nản chí, không còn động lực phấn đấu.
 
Vì thế chấm bài kiểm tra là một công việc đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm của người thầy: phải công bằng, chính xác; khi chấm bài phải chỉ ra lỗi và  sửa lỗi để học sinh biết mà khắc phục; phải có lời phê khen ngợi, khuyến khích động viên khi học sinh làm bài tốt.
 
Đôi lúc những bộn bề và lo toan của cuộc sống khiến người thầy làm chưa tốt trách nhiệm chấm bài của mình. Đọc tin nhắn của học trò mà giật mình, xấu hổ. Nhưng tôi và nhiều đồng nghiệp phải cảm ơn cô học trò đã gửi tin nhắn này rất nhiều. Nó giúp ngộ ra nhiều điều quý giá.
 
2. Tôi đem câu chuyện này cùng những suy nghĩ của mình kể cho học trò nghe. Nhiều học sinh ồ lên, có em còn thốt lên: “Đứa nào mà khùng vậy?”.
 
Chẳng lẽ bây giờ sự giả dối tràn lan, phổ biến, còn lòng trung thực, sự dũng cảm lại khan hiếm vậy sao?
 
3. Băn khoăn của tôi được một học sinh giải đáp bằng một tin nhắn với nội dung: “Thưa thầy. Lòng trung thực, sự dũng cảm như bạn học trò gửi tin nhắn đó bây giờ hiếm lắm. Và những suy nghĩ đầy lương tâm trách nhiệm như thầy bây giờ cũng hiếm lắm”.
 
Tôi định trả lời riêng tin nhắn cho em học trò này nhưng… tôi nghĩ sẽ thuyết phục hơn nếu như đó là câu trả lời của nhiều người bạn đồng nghiệp trên mặt báo.
 
                                                                                      Theo Dantri

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục