Thầy và trò trường THPT Thạch Yên vẫn đang nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục

Thầy và trò trường THPT Thạch Yên vẫn đang nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Khởi điểm là chi trường THPT Cao Phong được đặt tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, đến nay, trường THPT Thạch Yên là nơi em học sinh của 5 xã Yên Thượng, Yên Lập, Tân Phong, Nam Phong và Dũng Phong “ươm mầm” con chữ.

 

Trường THPT Thạch Yên hoàn thành và đưa vào giảng dạy từ năm học 2008 – 2009 bao gồm một dãy 22 phòng trong đó, nhà trường dành 16 phòng cho lớp học, số phòng còn lại dùng làm phòng hiệu bộ, phòng chức năng và thư viện. Năm học này, trường có 13 lớp học với tổng số 481 học sinh. 

 

Cô giáo Bùi Thị Thái, Hiệu trưởng THPT Thạch Yên cho biết: Sau 2 năm học, chất lượng giáo dục của nhà trường chưa cao. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi học kỳ vừa qua chỉ đạt 4,4%, còn lại là học sinh trung bình và yếu, kém. Từ năm 2008 đến nay, cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư, nhưng chưa đồng bộ. Nhiều em học sinh của trường chưa thật sự chưa quyết tâm, vươn lên trong học tập. Đó là điều mà các thầy cô giáo trong trường đang lo ngại nhất.

 

Do trình độ dân trí không đồng đều, một số phụ huynh học sinh chỉ nghĩ đến nương sắn, nương ngô, nhiều phụ huynh còn giữ tâm lý học lên cao cũng không để làm gì, cuối cùng vẫn là “con trâu đi trước cái cày theo sau” nên không động viên hay đầu tư cho con em đến trường, một số học sinh có cảnh gia đình khó khăn nên đã nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình. Bên cạnh đó, các em học sinh của xã Yên Thượng, Yên Lập do điều kiên đi lại vất vả, nhiều em phải đi bộ gần 10 cây số đến trường, chính vì vậy số học sinh theo học càng rơi rụng dần. Hết học kỳ I, số học sinh bỏ học đã là 22 em. Mặc dù vận động các em đi học nhưng số lượng bỏ học vẫn còn cao. Cô giáo Bùi Thị Thái tâm sự: Để cải thiện tình hình, nhiều giáo viên đã cùng lên nương nhằm gần gũi, vận động phụ huynh cho các em tới trường nhưng cũng chỉ được một thời gian. Vì nguyên nhân chính khiến cho các em bỏ học là do học lực kém, dẫn đến tâm lý chán nản, chểnh mảng trong học tập.

 

Một khó khăn lớn đối với nhà trường là hầu hết giáo viên của trường đều là thầy, cô giáo trẻ vừa mới ra trường. Họ là những người năng động, sáng tạo, nhưng lại chưa có kinh nghiệm đứng lớp. Hiện tại, giáo viên biên chế vào trường đã đủ, nhưng có những môn thừa, môn thiếu giáo viên.

 

Trước thực trạng trên, nhà trường đã bám sát vào chủ đề của năm học là “đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trường thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tuyên truyền đến học sinh, phụ huynh học sinh vào các buổi chào cờ đầu tuần, các hội nghị cha mẹ học sinh.

 

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, công tác tự học tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm luôn được chú trọng, mỗi người đều tự ý thức được rằng “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” . Đối với học sinh, các thầy cô giáo phụ trách các môn như toán, lý, hóa, văn, ngoại ngữ… phải đăng ký dạy phụ đạo 3 tiết/lớp cho các em học sinh yếu, kém vào buổi chiều không thu tiền học phí. Ngoài những giờ dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm còn đến thăm gia đình học sinh, nắm được tình hình và hoàn cảnh gia đình mỗi em từ đó có những giải pháp hợp lý giúp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.

 

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành cũng làm vơi bớt khó khăn chung của nhà trường. Từ nhiều nguồn hỗ trợ, hiện nay, thư viện nhà trường có nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh mượn, tìm hiểu. Nhà trường tạo điều kiện cho các em khó khăn được mượn sách giáo khoa đến trường. Ngoài ra, vào các dịp lễ, tết các em còn có quà động viên của các cấp, ngành.

 

Tất cả những cố gắng trên của nhà trường đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng để làm được điều đó, trường THPT Thạch Yên vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

 

 

                                                                         Hồng Nhung

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục