Nếu có điều kiện nên dẫn trẻ đến thăm trước trường mẫu giáo để trẻ cảm thấy đi mẫu giáo vui hơn ở nhà.

Nếu có điều kiện nên dẫn trẻ đến thăm trước trường mẫu giáo để trẻ cảm thấy đi mẫu giáo vui hơn ở nhà.

Lớp mẫu giáo là nơi các trẻ học được nhiều điều mà nếu ở nhà chưa chắc trẻ đã biết. Tuy nhiên, để trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái đi mẫu giáo là một việc không hề dễ dàng đối với những ông bố bà mẹ trẻ.

Từ khi sinh ra hầu như trẻ chỉ ở nhà với ông bà, bố mẹ và người thân, nên khi phải đi mẫu giáo thì đối với trẻ chẳng khác nào một quá trình “cai sữa” về mặt tinh thần. Vì vậy, trước khi đi mẫu giáo, bố mẹ phải dạy cho trẻ biết tự mình làm một số việc.

Chuẩn bị tâm lý

Khi trẻ mới đi mẫu giáo, xa rời môi trường quen thuộc, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy lạ lùng, sợ hãi và rất hay quấy khóc. Vì vậy, trước khi đưa trẻ đi mẫu giáo phải kiên trì trò chuyện, giảng giải để trẻ cảm thấy bớt lo sợ. Ví dụ, nên thường xuyên nói với trẻ rằng: “Con bây giờ đã lớn nên phải đi học, ở trường rất vui, có cô giáo và rất nhiều bạn bè, có nhiều đồ chơi mà ở nhà mình không có, con có thể học hát, học múa, học vẽ, nghe cô giáo kể chuyện...”.

Để cho trẻ thích đi mẫu giáo thì không nên dọa dẫm trẻ kiểu như: “Con mà nghịch ngợm, quấy khóc, thì bố mẹ sẽ bắt con đi mẫu giáo...”. Nếu như có điều kiện, có thể dẫn trẻ đến thăm trước trường mẫu giáo để trẻ trực tiếp tìm hiểu và cảm thấy đi mẫu giáo vui hơn ở nhà.

Trong những ngày đầu đi mẫu giáo, các trẻ thường hay khóc mếu trông rất đáng thương, nên bố hay mẹ nhất định phải kiềm chế tình cảm và phải tỏ thái độ cương quyết. Nhiều khi bố mẹ cũng chảy nước mắt theo con, như vậy sẽ không có lợi cho bé. Chúng ta phải nhớ rằng nếu mềm lòng và không dứt khoát rời khỏi nhà trẻ ngay thì trẻ lại càng khóc to hơn... Thực tế cho thấy nếu bố mẹ có quyết tâm thì chỉ một thời gian khoảng 2 tuần là trẻ sẽ quen và thích ứng với cuộc sống ở lớp mẫu giáo và hầu như không quấy khóc nữa.

Trong thời gian đầu khi mới đi mẫu giáo, bố mẹ phải thường xuyên dành thời gian chuyện trò với trẻ, làm thế nào cho trẻ có hứng thú với môi trường của lớp mẫu giáo.

Điều chỉnh thời gian biểu thích hợp

Thế nhưng, nếu trẻ đi mẫu giáo đã hơn một tháng mà vẫn không thích nghi được với cuộc sống tập thể, từ lúc sáng ngủ dậy hoặc tối hôm trước đã tỏ ra rất sợ đi đến lớp, và đến cửa lớp mà không chịu vào, hoặc ở lớp không chịu ăn cơm, thì bố mẹ phải kịp thời trao đổi với cô giáo để tìm nguyên nhân.

Rất có thể do trẻ không tự mình làm được một số việc, không gần gũi với các bạn, hay thái độ của cô giáo không được ân cần... Sau đó nên phối hợp với cô giáo, nêu ra phương án thích hợp với trẻ. Nếu cần thì cho trẻ đi mẫu giáo nửa ngày, trẻ thích ứng rồi thì mới cho đi cả ngày.

Các cô giáo cho biết, có nhiều cháu buổi trưa ngủ không ngon giấc, có cháu không ngủ một chút nào, thậm chí có cháu còn ngậm tay, cắn mép chân... Nguyên nhân là do sinh hoạt trong gia đình bé không có quy luật nhất định, không ngủ trưa hoặc 3-4 giờ chiều mới ngủ trưa, khiến trẻ không quen giờ giấc nên đến trường buổi trưa không ngủ được, bản thân trẻ cảm thấy khó chịu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của các trẻ khác.

Buổi trưa trẻ khó ngủ có thể là do sáng trẻ dậy muộn quá. Bố mẹ hãy điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi sao cho khoa học, thì đến trưa trẻ sẽ ngủ được ngon giấc hơn. Đối với những trẻ từ 2-3 tuổi thì tốt nhất buổi tối 8 giờ rưỡi tối đã phải cho trẻ lên giường để trẻ có thể ngủ trước 9 giờ. Buổi sáng 6 giờ rưỡi nên cho trẻ dậy, thì buổi trưa trẻ sẽ dễ ngủ. Nếu như buổi tối đi ngủ muộn thì sáng ra trẻ sẽ không dậy sớm được, khiến trẻ buổi trưa sẽ khó ngủ. Mà buổi trưa không ngủ được thì chắc chắn trẻ sẽ khó chịu, càng khó thích ứng với sinh hoạt tập thể. Vì vậy, trước khi đi mẫu giáo, bố mẹ phải tập cho bé thói quen nghỉ ngơi một cách khoa học là đi ngủ sớm, dậy sớm và buổi trưa ngủ đúng giờ.

Trong trường hợp trẻ vui chơi với các bạn ở lớp, nếu có bị bắt nạt thì bố mẹ nên mách cô giáo hay dạy trẻ cách giải quyết? Biện pháp thứ hai là đúng đắn và có hiệu quả. Nếu như con của bạn muốn chơi đồ chơi của bạn, thì nên khích lệ trẻ thương lượng với bạn, nếu bạn không đồng ý thì không nên giành giật của bạn. Ngoài ra, thấy trẻ đánh bạn, thì bố mẹ phải ngăn cấm hành vi này và nói cho trẻ biết, đánh bạn là không tốt, và nếu còn như vậy thì sẽ mách cô giáo.

Nói chung, sinh hoạt trong môi trường tập thể, dần dần trẻ sẽ học tập được cách giao tiếp với các bạn.

                                                                                Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục