Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu 35 cơ sở đào tạo không đủ điều kiện dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ (TS) trong năm 2010. Từ đây, có nhiều số liệu đáng kinh ngạc về hiện trạng đào tạo bậc TS.

Quy chế đào tạo trình độ TS hiện hành của Bộ GD-ĐT quy định để mở chuyên ngành đào tạo, cơ sở phải có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học (CBKH) cơ hữu đáp ứng yêu cầu đào tạo. Cụ thể có ít nhất 1 PGS và 4 TS cùng ngành, trong đó có ít nhất 3 người cùng chuyên ngành đăng ký...

Tuy nhiên, 35 cơ sở đào tạo đã không đáp ứng được yêu cầu này. Ở một khía cạnh nào đó, tình trạng này còn tệ hơn “cơm chấm cơm” (người có trình độ đại học dạy đại học).

Ở một số chuyên ngành không hề có CBKH cơ hữu cùng ngành có học vị TS hay học hàm GS, PGS như quy định. Đây đều là những trường lớn, được giao nhiệm vụ đào tạo TS từ nhiều năm nay.

Đào tạo trong điều kiện “3 không”

ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có 3 chuyên ngành đào tạo TS là Địa hóa học, Khoáng vật học, Thạch học nhưng cả ba đều không có ai là TS cùng ngành.  Học viện Quân y có 3 chuyên ngành đào tạo TS gồm Ký sinh trùng, Vi khuẩn học, Vi-rút học nhưng cũng  không có người nào là TS cùng ngành đào tạo đó.

Tình trạng này diễn ra ở rất nhiều ĐH, học viện và đặc biệt là các viện nghiên cứu như: Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Viện Khoa học giáo dục VN, Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp  miền Nam, Viện Nghiên cứu cơ khí, Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ...

Một số cơ sở đào tạo còn không có CBKH cơ hữu nào có cùng chuyên ngành với chuyên ngành được đào tạo. Có 36 chuyên ngành của 21 cơ sở đào tạo đã không đảm bảo điều kiện quan trọng này. Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có hai chuyên ngành đào tạo không đủ điều kiện thì cả 2 đều không có TS cùng ngành và không có CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành. Trường ĐH Mỏ Địa chất có tới 4 chuyên ngành đào tạo không có CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành. ĐH Y Hà Nội cũng có tới 3 chuyên ngành như vậy...

Đáng nói hơn, một số cơ sở đào tạo còn mở ngành đào tạo trong điều kiện “3 không” (không có CBKH cơ hữu cùng ngành; không GS, PGS, TSKH; không CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành).

Dừng tuyển sinh đến  năm 2012

 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết khi nào các cơ sở này đủ điều kiện CBKH theo quy định thì báo cáo Bộ trước 15.5.2012, Bộ sẽ xem xét cho tuyển sinh lại. Sau ngày 15.5.2012, nếu cơ sở đào tạo không báo cáo cập nhật về đội ngũ CBKH của chuyên ngành nào, Bộ sẽ thu hồi quyết định giao nhiệm vụ đào tạo TS của các chuyên ngành đó.

Trước đây, các cơ sở đào tạo sau đại học được Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo. Tuy nhiên, các điều kiện để được giao nhiệm vụ  này không có quy định chi tiết về đội ngũ giảng viên, CBKH cơ hữu của cơ sở đào tạo...

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TS, năm 2009, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ TS, trong đó đưa ra lộ trình thực hiện quy chế bắt đầu từ tháng 2 năm nay. Cũng trong thời gian này, Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra đánh giá cơ sở đào tạo TS và công bố những cơ sở đạt và không đạt yêu cầu đối với từng chuyên ngành. 

                                                                           Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục