Dựa vào tình hình đăng ký dự thi mùa tuyển sinh năm 2010, nhiều chuyên viên đào tạo đánh giá thí sinh đã chọn những ngành gần với cơ hội việc làm

 

Các ngành đang có nhu cầu lao động cao như giáo viên tiểu học, cử nhân điều dưỡng, chuyên gia tâm lý, kỹ sư xây dựng... đều có số hồ sơ đăng ký dự thi cao rất nhiều so với chỉ tiêu và là những ngành có tỉ lệ “chọi” (số hồ sơ/chỉ tiêu) thuộc hàng cao nhất.


Do nguồn giáo viên tiểu học đang rất thiếu nên nhiều thí sinh nộp hồ sơ vào ngành sư phạm tiểu học. Ảnh: TẤN THẠNH

Sư phạm tiểu học dẫn đầu


Trong khi hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường sư phạm (SP) giảm rõ rệt thì ngành SP tiểu học lại vượt lên với số hồ sơ kỷ lục tại hầu hết các trường. Với tổng số hồ sơ là 4.847, chỉ tiêu tuyển sinh 90, ngành SP tiểu học dẫn đầu về tỉ lệ “chọi” tại Trường ĐH Sài Gòn với mức 1 “chọi” 54 – đây cũng ngành có tỉ lệ “chọi” cao nhất trong mùa tuyển sinh năm 2010. Ngành học này cũng có tỉ lệ “chọi” cao nhất tại Trường ĐH SP – ĐH Huế là 29 (2.883 hồ sơ/chỉ tiêu100). Tại trường ĐH SP TPHCM, ngành SP tiểu học cũng dẫn đầu về số hồ sơ với 2.482 bộ, chỉ tiêu 120, tỉ lệ “chọi” 21.

Tương tự, tại Trường ĐH Cần Thơ, ngành SP tiểu học cũng ở tốp các ngành nghề thu hút thí sinh, với 1.395 hồ sơ, tỉ lệ “chọi” 24, chỉ đứng sau ngành hóa dược (25). Còn tại Trường ĐH Đồng Tháp, ngành học SP tiểu học có tỉ lệ “chọi” là 8, chỉ đứng sau ngành khoa học môi trường. Ông Nguyễn Vĩnh An, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng ngành SP tiểu học thu hút nhiều thí sinh vì cơ hội việc làm đa dạng, thí sinh có thể đi dạy hoặc làm công tác quản lý tại các trường, sở GD-ĐT. Tại nhiều TP lớn, nhu cầu giáo viên tiểu học đang tăng cao theo đà tăng học sinh lớp 1 hằng năm. 


Ngành tâm lý cũng được ghi nhận là vượt lên trong năm nay. Liên tiếp nhiều năm dẫn đầu về tỉ lệ “chọi” nhưng năm nay, ngành báo chí và truyền thông tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đã nhường ngôi cho ngành tâm lý học khi đạt tỉ lệ “chọi” là 17 so với ngành báo chí và truyền thông là 12. Ngành SP tâm lý giáo dục tại Trường ĐH SP TPHCM cũng thuộc một trong những ngành có  tỉ lệ “chọi” cao là 7.


Ngoài ra, ngành du lịch cũng được thí sinh yêu thích với tỉ lệ “chọi” tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM là 11 (xếp thứ 3), tại Trường ĐH Cần Thơ là 21 (xếp thứ 3), tại Trường ĐH Sài Gòn, ngành Việt Nam học (văn hóa – du lịch) cũng có tỉ lệ “chọi” cao là 17...


Chọn ngành có nhu cầu cao


Năm đầu tiên tuyển sinh đào tạo cử nhân điều dưỡng nhưng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhận được 840 hồ sơ, chỉ tiêu đào tạo 50, tỉ lệ “chọi” là 17, vượt xa ngành bác sĩ đa khoa (tỉ lệ “chọi” 6). Tại Trường ĐH Y Dược TPHCM, cử nhân điều dưỡng tiếp tục dẫn đầu với tỉ lệ “chọi” lên tới 51, trong khi ngành bác sĩ đa khoa tỉ lệ “chọi” chỉ có 9. Tại Trường ĐH Y – Dược (ĐH Huế), ngành cử nhân điều dưỡng có tỉ lệ “chọi” 33, vượt xa các ngành khác.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhận định: Hầu hết thí sinh thi vào ngành điều dưỡng đều yêu thích ngành y nhưng xét thấy không đủ sức vào bác sĩ đa khoa nên đã chọn điều dưỡng. Đây là ngành có nhu cầu rất cao, do một thời gian dài chỉ tập trung đào tạo hệ TCCN nên hiện các bệnh viện thiếu rất nhiều cử nhân điều dưỡng.


Tương tự là nhóm ngành xây dựng. “Rất nhiều thí sinh chọn ngành học này vì nhu cầu xây dựng ngày càng lớn, ngành học này có thu nhập cao” - ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, đánh giá. Tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM, nhóm ngành xây dựng nhận được nhiều hồ sơ nhất với 2.482 bộ (năm 2009 nhận được 1.331 bộ), chỉ tiêu: 520, dẫn đầu tỉ lệ “chọi” là gần 5.

Tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, ngành xây dựng cầu đường cũng dẫn đầu về tỉ lệ “chọi” là 22 (3.038 hồ sơ/chỉ tiêu 140); kế đến là ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp là 20 (1.611 hồ sơ/chỉ tiêu 80). Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp của Trường ĐH SP Kỹ thuật TPHCM nhận được 1.627 hồ sơ, chỉ tiêu: 150, dẫn đầu về tỉ lệ “chọi” là 11. Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng của Trường ĐH Nha Trang cũng có tỉ lệ “chọi” cao...

 

 

                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục