Hôm qua 4-6, hơn 1 triệu thí sinh cả nước đã hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010. Ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết thí sinh sẽ được biết điểm thi chậm nhất vào ngày 18-6. Trao đổi với Tuổi Trẻ ngay sau buổi thi cuối cùng, ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) - đánh giá:

Thí sinh làm bài thi môn ngoại ngữ, môn thi cuối cùng, tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM chiều 4-6 - Ảnh: Minh Đức

Số bỏ thi không giảm

Có 1.050.267 thí sinh dự thi. So với số thí sinh đăng ký dự thi thì có 5.560 thí sinh đã bỏ thi.

Trong số này có 85 thí sinh đến muộn sau khi tính giờ làm bài, 56 thí sinh bị tai nạn giao thông trước và trong khi diễn ra kỳ thi, 561 thí sinh bị ốm không thể dự thi, còn lại là thí sinh bỏ thi vì các lý do khác và không có lý do. Con số này tương đương với số thí sinh bỏ thi năm 2009.

- Theo nguyên tắc chung, đề thi các năm đều được ra tương đương nhau về độ khó. Xét ở từng môn cụ thể, có thể có đề chênh lệch về độ khó so với năm trước, nhưng chắc chắn không lệch nhiều quá. Với tính chất là kỳ thi để công nhận hoàn thành chương trình THPT nên đề thi các môn năm nay đều bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản, câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng.

Những học sinh khá, giỏi ôn tập tốt sẽ thấy đề thi quá dễ, còn học sinh trung bình thì vừa sức. Tuy nhiên, đề thi các môn vừa qua vẫn bao gồm các câu hỏi có độ khó khác nhau nhằm đánh giá trình độ học sinh ở mức độ “đạt yêu cầu tối thiểu” và có tính phân hóa, vẫn có những câu hỏi mở, câu hỏi phát huy khả năng phân tích, đánh giá và hiểu biết rộng hơn của thí sinh (câu nghị luận văn học của đề văn, câu 2 của đề sử...).

* Khi nào kết quả thi được công bố? Khi nào thí sinh sẽ được cấp chứng nhận tốt nghiệp tạm thời? Những thí sinh xin phúc khảo bài thi có kịp để dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ không?

- Trước ngày 17-6, các tỉnh thành phải hoàn tất việc chấm thi, giao nhận dữ liệu kết quả bài thi tự luận. Các tỉnh thành phải triển khai khẩn trương việc ghép điểm (với kết quả chấm thi môn trắc nghiệm) và xét tốt nghiệp. Chậm nhất ngày 18-6 phải công bố kết quả thi. Chậm nhất ngày 24-6, thí sinh có thể được nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, học bạ và các loại giấy chứng nhận khác (bản chính).

Những thí sinh có nguyện vọng phúc khảo bài thi, nếu đảm bảo điều kiện phải nộp đơn xin phúc khảo trong khoảng thời gian bảy ngày kể từ sau khi công bố kết quả thi. Theo quy định, ngày 26-6 sẽ tiến hành chấm phúc khảo. Chậm nhất trước 30-6 phải công bố kết quả chấm phúc khảo.

* Quy định điều kiện chấm phúc khảo bài thi thế nào? Trường hợp nào thí sinh được điều chỉnh điểm?

- Thí sinh có điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình môn học đó ở lớp 12 từ 1 điểm trở lên được quyền phúc khảo bài thi. Nếu điểm chấm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần đầu 1 điểm trở lên (đối với môn ngữ văn) và 0,5 điểm trở lên (đối với các môn thi khác) thì thí sinh sẽ được điều chỉnh điểm bài thi.

* Sau hai năm thực hiện “thi cụm”, căn cứ vào thực tế diễn ra kỳ thi, ông có cho rằng phương thức này mang lại hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn tiêu cực, đảm bảo kết quả thi khách quan, trung thực?

- Năm nay, Bộ GD-ĐT không áp đặt các địa phương phải thực hiện 100% theo cách thi cụm. Những nơi khó khăn không tổ chức được thi cụm có thể đề xuất để được tổ chức thi bình thường theo từng trường riêng lẻ. Nhưng trên 73% số trường THPT trên cả nước vẫn thực hiện thi theo cụm ba trường trở lên. Điều đó chứng tỏ thi cụm thật sự có ưu điểm trong việc ngăn ngừa tiêu cực và cũng không gây khó khăn cho các địa phương, cho thí sinh.

Hai năm tổ chức thi theo cụm, tình trạng thí sinh bị tai nạn giao thông trong khi đi thi cũng giảm, số lượng thí sinh bỏ thi không gia tăng... Tôi nghĩ có thể tiếp tục duy trì hình thức này ở kỳ thi năm tới.

                                                                               Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục