Nguyễn Thùy Chi được người nhà đưa đi thi.

Nguyễn Thùy Chi được người nhà đưa đi thi.

Một mình một phòng thi với 3 giám thị, 1 máy quay phim, 1 ghi âm. Đặc biệt của thí sinh này là làm bài thi bằng... miệng. Thí sinh không trực tiếp viết bài mà ngồi đọc cho giám thị chép lại.

 

Đó là thí sinh Nguyễn Thùy Chi, dự thi vào khoa Văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.
 
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, do trường hợp của em Chi dị tật bẩm sinh liệt 2 tay, 2 chân, phải đi lại bằng xe lăn, hội đồng thi đã sắp cho em một phòng thi riêng, bố trí 3 giám thị, trong đó một giám thị đọc đề, một giám thị ngồi chép lại lời giải của Chi. Một giám thị khác ngồi giám sát cả thí sinh và giám thị.
Để đảm bảo khách quan và công bằng cho thí sinh, hội đồng thi phải chuẩn bị 1 máy quay phim, 1 ghi âm có thời gian ghi được 10 tiếng để ghi lại toàn bộ buổi thi này. Khi thi xong, giám thị phải đưa lại bài cho Chi kiểm tra lại xem có ghi đúng như lời đọc của mình hay không.
 
Chi kiểm tra lại bài thi do giám thị ngồi chép.
 
Quê Chi ở tận Lào Cai, do vậy đưa Chi về Hà Nội dự thi có tới 3 người nhà “hộ tống”. Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn thị Oanh, bác ruột của Chi cho biết, bố mẹ Chi làm nghề tự do, Chi là con một. Dù bị khuyết tật, 12 năm liền Chi đều là học sinh tiên tiến. Khi học ở phổ thông, Chi đều hoàn toàn nhờ các bạn ghi bài. Khi các bạn chép bài thì để dưới quyền vở 1 tờ giấy than để in thành 2 bản đưa cho Chi lấy làm tài liệu.
 
Ra khỏi phòng thi, Chi nở nụ cười thật tươi cho biết: “Em làm được bài, đề thi không khó, bài thi của em dài 8 trang. Hy vọng 2 môn thi sau em sẽ làm được bài”.
 
                                                                                 Theo DT

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục