"Đã nhiều lần, tôi ngồi trước máy tính và định viết về cuộc thi IMO (Olympic Toán quốc tế) 51, về chuyến đi đến Kazakhstan; và trong những lần đó, có những lúc thú thực là tôi cũng đã viết. Nhưng càng viết, tôi càng sửng sốt nhận ra rằng không thể nào kết thúc. Có quá nhiều chuyện, và như một cây non đang vươn mình lớn, các cành và lá cứ đâm chồi nảy lộc kéo tôi miên man, đến mức, tôi tin là mình không bao giờ đến được ngọn cây của rạng rỡ ngày về".

 

Phan Thị Hà Dương đã mở đầu như thế trong ghi chép về những trải nghiệm từ chuyến đi. Dưới đây, VietNamNet giới thiệu bài viết này (các tiêu đề nhỏ do toà soạn đặt).

Phần 1: Những chuyến di chuyển 

Đoàn Việt Nam nha

Kazakhstan là một đất nước không xa, nhưng chặng đường đến Kazakhstan thật dài. Máy bay bay từ Hà Nội đến Matxcơva 9h, rồi ngồi chờ 7h ở sân bay và bay tiếp 3h đến thủ đô Astana.

Lần đầu tiên ra nước ngoài, lần đầu tiên đi máy bay đường dài thế này, các học sinh mệt phờ sau chuyến đi, tất cả lăn quay ra ngủ. Thật may là đoàn đã đến hai ngày trước khai mạc.

Theo lệnh thầy Nguyễn Khắc Minh (ở Bộ GD-ĐT), các em có một lịch chơi và nghỉ rất chặt chẽ.

Thầy giúp chọn từng món ăn, thậm chí còn bê cho các em nữa (và các thầy cô khác cũng làm theo).

"Các em ngời sáng, những gương mặt thông minh và tràn đầy hứa hẹn, còn bố mẹ các em rất giản dị, chân chất, và phần nhiều là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các thầy cô giáo đều chung nhận xét rằng hiếm có khi nào có một trường hợp như năm nay’.

Buổi tối, cho các em đi dạo một chút, chiều hôm sau đi chơi công viên, còn lại là nghỉ ngơi. Đến ngày khai mạc, cả đoàn thật sảng khoái và mạnh khỏe.

Nhưng chúng tôi không ngờ, chính ban tổ chức đã vắt kiệt sức của bọn trẻ con (và cả người lớn nữa). Sau lễ khai mạc và tiệc chiêu đãi (rất lộn xộn), đến 3h chiều, cả đoàn đi đến Baldauren, một khu điều dưỡng trong rừng núi để chuẩn bị cho những ngày thi.

Chuyến xe dài loằng ngoằng hơn chục chiếc, đi rất chậm và hay dừng.

Có lần cả đoàn dừng vì một xe nổ lốp; có lần dừng ở trạm nghỉ cho mọi người xuống, nhưng đó là một trạm nghỉ bé tí xíu và chẳng có gì, nên trên cánh đồng chỗ nào cũng lố nhố những bóng người từ đoàn xe; lại có vài lần dừng chỉ vì một ai đó trên chiếc xe nào đó có nhu cầu dừng lại xuống xe

. Chuyến đi dài ấy kết thúc trong mưa và gió lạnh, thật lạnh vào lúc 10h tối.

Nhưng từ đó, các thầy cô và học trò chia tay nhau - điều gây ngỡ ngàng cho tất cả mọi người.

Thông thường, các thầy cô quan sát viên và phó đoàn ở cùng chỗ học sinh, bảo ban các em chuyện sinh hoạt, dặn dò chuyện thi cử và hỏi han về các bài đã làm.

Mô tả ảnh.
Tác giả và đội tuyển tại sân bay.

Hơn một tiếng đồng hồ dưới mưa, các phó đoàn, các thầy tranh luận và đề nghị ban tổ chức cho gặp các em, nhưng không được. Họ đã đưa các em vào trong. Vậy là chia tay bất ngờ không kịp từ biệt.

Đêm hôm ấy, các em ăn uống qua loa sau khi nhịn đói từ 2h.

Sáng hôm sau, chỉ được ăn một bát súp nhỏ trước khi vào phòng thi chiến đấu 4 tiếng rưỡi liền. Thật may, các em đã giữ được sức khỏe và không ốm.

Sau hai ngày thi, khi các thầy đã về thủ đô để lo chấm, các em vẫn ở lại vùng núi rừng và được đi chơi. Các em kể lại là những chuyến đi chơi cũng dài lê thê trên buýt như vậy.

Đi và về mất 6, 7 tiếng mà thăm quan thì chỉ 1, 2 tiếng. Thật mệt! Có lẽ là họ muốn giới thiệu đất nước mênh mông của mình chăng?

Đoàn IMO năm nay gồm 13 thành viên.
Thầy Hà Huy Khoái - Viện Toán học – làm Trưởng đoàn.
Thầy Nguyễn Khắc Minh – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – làm phó đoàn.
Ngay sau khi lập xong đội tuyển, các em đã có đợt tập trung học tập ở
Viện Toán trong vòng hai tháng.
Phan Thị Hà Dương cùng 3 thầy giáo nữa trực tiếp theo dõi việc học tập cũng như việc làm các bài kiểm tra tập huấn của các em.  

 

                                                                    Theo Vietnamnet

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục