100 giáo viên của 10 địa phương thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học đã dự lớp tập huấn muộn do Bộ GD-ĐT tổ chức từ ngày 23 đến 27-8 tại Hà Nội

 
Đến nay, khi ngày khai giảng năm học mới 2010 – 2011 đã cận kề, lãnh đạo các trường thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học vẫn loay hoay chưa biết triển khai như thế nào. Thậm chí, ngay các giáo viên (GV) đến dự lớp tập huấn vẫn hỏi nhau: “Sở của anh, chị dùng giáo trình nào?”!
 
Cô Nguyễn Thị Thúy, GV Trường Tiểu học Vũ An (Thái Bình), cho biết trước ngày đến Hà Nội tập huấn, cô có hỏi lãnh đạo sở sẽ dùng giáo trình nào thì được trả lời rằng cứ mang sách đang dạy lên Hà Nội xem có cuốn nào phù hợp với chương trình tập huấn không. Vì thế, hành trang cô mang theo lỉnh kỉnh các giáo trình: Lets go, Lets learn, Go go...
 
Theo cô Phạm Thiên Thủy, GV Trường Tiểu học Âu Cơ (quận Tân Phú – TPHCM), trước khi đi tập huấn, cô đã hỏi lãnh đạo sở sẽ học chương trình gì thì được biết phải đi tập huấn về rồi mới quyết định.
 
Một GV của tỉnh Khánh Hòa tâm sự: “Trường tôi dạy chương trình tiếng Anh đã hơn 10 năm nhưng khi triển khai chương trình này vẫn rất băn khoăn, không biết sẽ chọn giáo trình nào. Nếu theo Lets go thì rất thuận lợi vì có đủ băng hình, dễ học, nhiều ưu điểm; trong khi giáo trình Lets learn mà Bộ GD-ĐT đang triển khai lại không có băng hình. Dạy học trò nhỏ mà không có băng hình động thì các em khó tiếp thu và học tốt được”.
 
Cô Thanh Hà, GV Trường Tiểu học Minh Khai (Hải Phòng), bày tỏ mong muốn có một bộ sách thống nhất vì việc phải chạy theo nhiều bộ khiến GV rất vất vả...
 
Yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đặt ra trong chương trình thí điểm không quá cao nhưng do thời gian triển khai tập huấn quá sát ngày khai giảng, GV chưa kịp làm quen với phương pháp dạy mới thì mục tiêu đó không hề đơn giản.
 
Cô Thúy cho rằng so với chương trình thì cần phải tập huấn trong dịp hè để GV có thời gian chuẩn bị. Theo cô Thủy, tinh thần của Sở GD-ĐT TPHCM là sau đợt tập huấn này, 10 GV được cử đi sẽ về tập huấn lại cho các GV khác. Với lịch hiện nay, chắc chắn thời gian tập huấn lại cho đồng nghiệp phải lùi vào trong năm học. Việc này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận Thường trực của đề án tăng cường tiếng Anh, lại cho rằng chương trình này tương đối chung với các chương trình đã soạn thảo trước đây vì vậy GV không nên quá lo lắng.
 
Theo ông Hùng, Bộ GD-ĐT không sáng tạo ra chuẩn mới mà chỉ điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế VN. Bộ đưa ra một chương trình chung, còn chọn sách nào là do địa phương tự quyết.

Hết lớp 3, học sinh đạt cấp độ A1.1

Với thời lượng tiếng Anh 4 tiết/tuần, theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, hết lớp 3, học sinh phải đạt được cấp độ A1.1. Cụ thể, có khả năng nghe và nhận biết được các từ, cụm từ đơn giản, quen thuộc; nghe hiểu và làm theo những chỉ dẫn đơn giản trong lớp; nói được các từ và cụm từ đơn giản, quen thuộc; hỏi và trả lời các câu rất đơn giản về cá nhân và những người khác; viết các từ và cụm từ đúng chính tả, điền thông tin cá nhân vào các mẫu đơn giản.

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh mà Bộ GD-ĐT đưa ra là dạy ngôn ngữ giao tiếp, hoạt động dạy học được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp, đa dạng với các hoạt động tương tác. Việc dạy này giúp học sinh bước đầu hình thành và củng cố phương pháp học ngoại ngữ. Các GV cũng phải tạo cơ hội tối đa cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp học...

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục