Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy năm học vừa qua, toàn quốc có hơn 600.000 thí sinh trượt đại học và 112.838 học sinh trượt tốt nghiệp trung học phổ thông, tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn quyết không chọn con đường học nghề.

Trong khi đó, ngành giáo dục đặt mục tiêu từ năm 2010 - 2020 phải thu hút 30% học sinh (học sinh) tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề. Vậy mà, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa tuyển sinh, nhiều trường nghề lại than thở vì tuyển không đủ chỉ tiêu.

Thiếu giáo dục hướng nghiệp

Lý giải tình trạng trên, ông Đỗ Quốc Anh - Vụ trưởng, giám đốc Văn phòng đại diện phía Nam, Bộ GD-ĐT, nhận định: Do nhận thức của người dân, nhà trường, xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp chưa đúng, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa đáp ứng được yêu cầu. Cộng thêm sự yếu kém của công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông do thiếu đội ngũ cán bộ giáo viên am hiểu tâm lý học nghề nghiệp gây trở ngại không ít đến việc quyết định lựa chọn học nghề của học sinh.

Học nghề cũng là một con đường tiến thân đúng đắn. Trong ảnh: Các học viên đang học nghề tạo mẫu tóc. Ảnh: Quốc Hải


Bên cạnh đó, nhiều trường chưa quan tâm đến chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, thiếu phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp. Chính sách ưu tiên miễn giảm học phí cho đối tượng THCS vào học nghề còn hạn chế. Trong khi đó, học sinh học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề với hệ tuyển THCS thường rất thấp vì khó xin việc làm. Mặt khác, học sinh THCS học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề thường không theo kịp chương trình vì ngoài học các môn chung, môn học cơ sở, môn học chuyên ngành, học sinh hệ này còn phải học các môn văn hóa và phải thi tốt nghiệp nhiều môn.

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH tỷ lệ học sinh học nghề tìm được việc làm chiếm trên 70%, một số cơ sở dạy nghề còn đạt tới 95%. Cả nước đang thiếu từ 1,4 - 1,7 triệu người đã qua đào tạo nghề.

Tạo điều kiện để học sinh chọn nghề

Trong năm học mới này, sẽ có 1.748.000 chỉ tiêu tuyển sinh học nghề được phân bổ cho cả các cơ sở đào tạo trung cấp công nhân (TCCN) thuộc Bộ GD-ĐT và Cục dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB-XH. Theo đó, Bộ GD-ĐT cũng quy định, các trường đào tạo TCCN có thể tổ chức nhiều đợt xét tuyển trong năm, không tổ chức thi tuyển (trừ các ngành đào tạo năng khiếu). Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THPT và THCS hoặc tương đương, có thể xét tuyển cả những trường hợp chưa đỗ tốt nghiệp THPT.

Đặc biệt, để tạo tâm lý yên tâm cho phụ huynh và học sinh, từ năm nay tất cả các hệ thống giáo dục dạy nghề bao gồm trung cấp công nhân, cao đẳng nghề thuộc Bộ GD-ĐT hay Bộ LĐ-TB-XH đều có thể liên thông lên đại học. Học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề được thi lên hệ cao đẳng nghề của trường, thi vào các CĐ, ĐH khác. Thời gian học liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề sẽ từ 18 tháng đến hai năm, từ cao đẳng lên đại học 1 - 2 năm. Như vậy, thời gian học liên thông từ trung cấp nghề lên đại học sẽ là 2,5 - 4 năm, tùy từng ngành.

Hiện tại, trên cả nước có 2.052 cơ sở dạy nghề, sau kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, các trường này sẽ chính thức xét tuyển. Tuy nhiên, sẽ rất khó để các trường nghề thu hút học sinh nếu các em vẫn tồn tại tâm lý học nghề là con đường “bất đắc dĩ”.

Theo Báo Đất Việt

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục