Đến hết học kỳ I năm học 2010-2011 tất cả các cơ sở đào tạo TCCN phải công bố chuẩn đầu ra đối với từng ngành đào tạo. Đó là yêu cầu trong hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo TCCN của Bộ GD&ĐT.

 

Chuẩn đầu ra là sự khẳng định học sinh làm được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi mà học sinh phải đạt được khi tốt nghiệp ở một ngành đào tạo hoặc ở một chương trình đào tạo.

Nội dung chính của chuẩn đầu ra ở mỗi ngành đào tạo hoặc mỗi chương trình đào tạo gồm: Giới thiệu ngành đào tạo (trình độ đào tạo; tên ngành (chuyên ngành); mã ngành; đối tượng học sinh; thời gian đào tạo; giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo); những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được; yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp.

Hướng dẫn nêu rõ, chuẩn đầu ra phải cụ thể không diễn đạt chung chung; phải đo lường, đánh giá được; phải thể hiện hành động (dùng các động từ hành động); phải phù hợp (với trình độ), khả thi và phân biệt được giữa các trình độ trong cùng ngành đào tạo; đơn giản, dễ hiểu; kết cấu và hình thức văn bản đảm bảo tính thống nhất giữa các khoa chuyên môn.

Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, theo Bộ GD&ĐT là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở đào tạo TCCN. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các cơ sở đào tạo TCCN tổ chức nghiên cứu văn bản hướng dẫn này và tổ chức rà soát, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra.

Chuẩn đầu ra của chương trình toàn khóa học có thể xem là tích hợp của các chuẩn đầu ra của các học phần trong chương trình đào tạo. Do vậy, các trường cần rà soát chuẩn đầu ra của mỗi học phần để đảm bảo tính nhất quán và tính hệ thống của toàn bộ chương trình.

Chuẩn đầu ra của học sinh theo các ngành đào tạo thường xuyên được định kỳ rà soát cập nhật để đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động. Dựa theo chuẩn đầu ra, nhà trường chủ động rà soát tất các nội dung chương trình, bổ sung nội dung mới hoặc cắt giảm những nội dung không phù hợp, đổi mới phương pháp thi kiểm tra (không phải đánh giá theo tất cả những thông tin mà giảng viên cung cấp cho học sinh theo cách tiếp cận nội dung lấy giảng viên làm trung tâm mà đánh giá theo chuẩn đầu ra) và bố trí nguồn lực để thực hiện chuẩn đầu ra.

Theo GDTĐ

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục